SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
láng giềng. Dạo chơi quanh quẩn thấy ở Huế có đường
Bến Nghé, đường Trương Định, bảng ghi tên đường
ở các ngã tư mang theo cái biểu tượng (logo) kinh đô
Huế xưa. Nội thành Huế và lăng tẩm, được xem; thời
gian ít, tôi đành đi viếng mộ cụ Phan Bội Châu mà lần
trước chỉ ghé trong đôi phút. Tôi nhớ cụ Phan sinh năm
1867, năm mất Vĩnh Long và cũng là năm mà người
chiến sĩ phong trào Duy Tân (gọi Minh Tân, minh đức
tân dân, vì người Nam Kỳ lúc ấy kỵ húy niên hiệu vua
Duy Tân). Trần Chánh Chiếu chào đời. Năm 1903, cụ
Phan đã lặn lội vào Nam, đến xứ Châu Đốc rồi vào tận
vùng Thất Sơn (An Giang) mà ngày nay nhiều người
miền Tây Nam Bộ còn chưa được dịp đến vì trắc trở
lưu thông, huống gì hơn 90 năm trước. Cụ đi tìm những
nghĩa sĩ của phong trào Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung
Trực còn sót lại đang qui tụ đến nơi đồi núi ấy để mưu
chuyện lớn. Cụ đến tận núi Doi, chùa Phi Lai, gặp cụ
Trần Nhật Thi (đạo sĩ Rau?). Đồng bào ở miền Tây rất
ái mộ cụ vì lý do ấy. Qua Bến Ngự, không ngạc nhiên,
ở bến nhiều người tụ tập để mua bán, mưu sống qua
ngày, phải như vậy thôi. Phần mộ cụ Phan khá rộng,
với nhà thờ và pho tượng khá to, tập trung thần lực
vào vầng trán, đôi mắt; kiểu tạo hình hiện đại mà cổ
kính... Xem mộ con chó Vá, con chó Ky. Bia con chó
Ky soạn bằng chữ quốc ngữ: “Người hơi có đức nhân
thường kém về phần trí, người hơi có đức trí thường
kém về phần nhân. Vừa trí, vừa nhân thật hiếm thấy! Ai