SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 141

141

ngờ con Ky nay lại đủ hai đức ấy”. Bia con chó Vá ghi,
chữ quốc ngữ: “Vì có dũng nên liều chết phấn đấu, vì
có nghĩa nên trung thành với chủ. Nói thì dễ, làm thiệt
khó, người còn vậy, huống gì chó. Ôi con Vá này, đủ
hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú, nghĩ thế
mà đau, dựng bia mộ chó” (1934). Trước mộ cụ Phan,
tôi chỉ biết thắp nhang quì lạy. Hồi còn học Trung học,
được đọc một tuyển tập thơ của cụ, do Thanh Thanh
thư quán xuất bản. Nhớ mãi bài hát chữ Cần: “Con ta
ơi, Cháu ta ơi. Thương cha tiếc mẹ chớ nguôi chữ Cần.
Có thân thì phải lập thân”.

Cụ mất năm 1940, tôi nhớ rõ, chừng tháng sau lại

xảy ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Từ năm 1937 thì phải, tình
cờ đọc được bài của nhà báo Nguyễn Vỹ thăm cụ ở Bến
Ngự. Cụ ngâm câu ca dao: “Ăn sung nằm gốc cây sung.
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm”,
và nhà báo
ghi lại: Cụ đang ăn, thức ăn chỉ là chuối chát và mắm
ruốc. Con trai cụ là Huynh đang giã gạo...

Hồi Tổng công kích Mậu Thân, tôi thường tới lui

đường Võ Tánh (nay gọi Nguyễn Trãi) bàn chuyện đời
với ông Đỗ Nam Nguyễn Tư, gốc đâu ngoài Nghệ Tĩnh
vào từ sau 1940, nặng lòng yêu nước, đã lớn tuổi, thấm
mệt vì trò chính trị bát nháo thời Mỹ. Nhắc đến cụ Phan,
ông Đỗ Nam bao giờ cũng vụt sáng mắt lên, ngâm nga
với điệu bộ, hai tay khoát lên cao:

Long lanh sắc nước;

Bát ngát hương trời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.