SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 143

143

Nhưng mà:
Gối trăng ngần nghĩ

Tựa gió ngậm ngùi.

Đau mấy cuộc dâu chìm bể nổi,

Ngán một bề cỏ dạt bèo trôi.

Ngập trời là sóng văn minh, bờ đê đâu tá...

Tháp Chiêm Thành thuở nọ chốn tro tàn, gương hưng

phế ngàn thu ghê gớm.

Trường Quốc Giám năm kia đà cỏ rợp, mắt thịnh

suy đôi giọt sụt sùi. (1929)

Ngày nay, ta dùng từ “lãng mạn cách mạng”. Cụ

Phan rất lãng mạn và rất cách mạng. Lời văn như con
rồng cựa quậy, đầy đủ khí thế mặc dầu bị giam lỏng ở
Bến Ngự cho đến khi mất.

Anh bạn trẻ Trương Đại Vinh (khoa Ngữ văn, Đại

học Sư phạm Huế) đã từng viết tham luận dịp Hội thảo
Khoa học về Nguyễn Hữu Cảnh tại An Giang hồi mấy
năm trước đã phát hiện: Nguyễn Hữu Cảnh là tổ sư khai
sáng dòng võ xứ Đàng Trong, gọi phái võ Bạch Hổ, gọi
đầy đủ là Bạch Hổ sơn quân phái, do chi Nguyễn Hữu
tại làng Nam Phổ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế)
bảo lưu, vị võ sư đương đại là Nguyễn Hữu Cẩn đã 80
tuổi vào năm ấy. Tổ đường phái này là ngôi nhà tranh
đơn sơ, thờ nhiều linh vị, treo nhiều binh khí thời xưa,
nào trường kiếm, đoản kiếm, phủ việt (búa), thiết thằng
(dây sắt)... Anh em Đài Truyền hình đến tận võ đường
phái Bạch Hổ. Thắc mắc đầu tiên được giải đáp: Biểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.