SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
trốn đi nước khác, làm ăn khá giả, sau đó trở về quê cũ,
gặp cô gái xinh đẹp bèn cưới, rồi hôm nọ tình cờ phát
hiện vết thẹo. Vợ chồng đã ăn ở với nhau có thai. Vợ
kể chuyện xưa, người chồng lo sợ nhưng im lặng, chia
của cải cho vợ rồi lén trốn đi biệt tích. Vợ ngồi trên
bãi cát ven biển, chết hóa ra cục đá. Người đánh cá nọ
đêm nằm trên khối đá ấy mà ngủ, thấy qua giấc chiêm
bao một người đàn bà đến can gián: Cái bào thai trong
bụng ta đó, đừng xúc phạm. Anh đánh cá cầu thần phò
hộ đánh cá trúng nhiều mẻ. Tiếng lành đồn xa, người
địa phương lập đền thờ. Lệ cúng tế vào mùa đông, dùng
một thiếu nữ còn sống mà làm vật “hy sinh”! Về sau,
dùng con bò thay cho thiếu nữ, khi tế có lễ giáng thần
(hiểu là lên đồng, lên xác), gọi thần là bà Dương. Hằng
năm, tháng tư tháng năm âm lịch thường xảy ra giông
bão, tục truyền là gió để chờ đón ông chồng thuận buồm
về quê cũ.
Bà là thần Gió? “Mô típ” nói trên khá phổ biến. Soạn
giả là Dương Văn An ghi chú: theo sách Hội điển của bộ
Lễ thì vị thần ở đền Thai Dương là vợ người bản xứ, vì
chồng đi học xa, bà đi theo chồng rồi mất, hóa ra thần.
Đại Nam Nhất Thống Chí, hơn 300 năm sau còn ghi
đền Thai Dương, ở huyện Hương Trà (Huế), do truyền
thuyết: Anh đánh cá nọ tên là Bố, ở cửa biển, hôm ấy
đang mưa to gió lớn bỗng dưng trời tạnh, thấy bên bờ
biển có viên đá vóc dáng kỳ dị, bèn vỗ xoa, rồi ngủ.
Chợt nằm chiêm bao thấy người đàn bà xinh đẹp hiện