SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
hộ dân khẩn hoang ở đồi núi. Tận chót mũi Cà Mau,
tại những vàm rạch đổ ra sông Ông Đốc, luôn luôn có
miễu thờ Bà, khá nghiêm túc. Chẳng những Bà phò hộ
người lên núi tìm trầm, mà còn quan tâm đến thân phận
kẻ đánh cá, phá rừng ở đầm lầy để trừ thú dữ, giúp tìm
mật ong, đánh bắt cá tôm. Tận đảo Phú Quốc, thờ ngay
ở cửa biển (cửa Dương) tại quận lỵ, gọi dinh Cậu. Hai
Cậu là con bà (nhị vị công tử) sống bừa bãi, cậy uy thế
của Mẹ. Tài và Quí (hoặc Tri) nói trại ra cậu Chài cậu
Quí ưa quấy rối các gánh hát bội, hát cải lương. Trong
dân gian, hãy còn kiểu tranh vẽ hai công tử này mặc
áo gấm, với nụ cười phàm tục, mỗi cậu ôm một con gà
trống. Đá gà, kiểu cờ bạc phong lưu. Mẫu số chung của
việc thờ Bà là điệu Chầu Văn, còn gọi Bóng Rỗi, theo
vần điệu lục bát, nhạc trỗi lên là kích thích lạc thú ở cõi
tục rồi đưa thính giả lên cõi tiên, nhất thiết phải kèm
theo múa Bông, những tiết mục xiếc linh động.
Trở về, được viếng phần mộ ông Nguyễn Hàm Ninh,
tương truyền đã châm chọc việc Tự Đức giết người anh
Hồng Bảo, qua mấy câu thơ về Cái Lưỡi; lưỡi có trước,
sau mới có răng, ấy thế mà răng lại cắn vào lưỡi. Phần
mộ được trùng tu sạch sẽ, cổ kính, bối cảnh là khu rừng
cây dẻ nguyên sinh, hàng trăm héc-ta, chim kêu gió thổi,
ngỡ như chốn hoang vắng trên Đà Lạt.
Rời Đồng Hới, nhìn lại thánh đường Tam Tòa, chứng
tích của thời cuộc, nhiều mảng vách loang lổ bom đạn.
Mỹ đã oanh tạc, nhưng còn đứng vững như chàng lực