SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 152

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Hữu thì có, nhưng... dường như... Thế là cùng với anh
em đoàn Hãng phim Truyền hình Thành phố đi Điện
Bàn, ghé xã Thanh Quít, quê hương của liệt sĩ Nguyễn
Văn Trỗi. Bà con Nguyễn Hữu tiếp đón với tình nghĩa
ruột thịt, trưng những tư liệu về dòng họ Nguyễn Hữu
Cảnh được bà con bảo lưu từ lâu, may ra sẽ góp phần
khiêm tốn vào dịp Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
300 năm. Nhà thờ họ Nguyễn Hữu khang trang, sạch sẽ.

Trước tiên, thăm phần mộ với bia ghi đời Bảo Đại,

của Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Cảnh. Người trong
họ bảo rằng mộ này đã di dời, sau ngày Giải phóng,
gom lại từng khu vực, ai cũng tuân theo như vậy.
Đặc biệt nơi đây bảo quản phần mộ của Nguyễn Hữu
Tú, con Nguyễn Hữu Cảnh. Đền thờ phô bày tộc huy
(huy hiệu của họ): Nguyễn Hữu Dật (cha Nguyễn
Hữu Cảnh) là chim đại bàng, đắp trước cổng, còn
Nguyễn Hữu Cảnh lấy huy hiệu con cọp đen (Hắc
Hổ), trùng hợp với nhánh họ ở Huế. Nguyễn Hữu
Dật và Nguyễn Hữu Cảnh lúc sinh thời, thời chiến
tranh Trịnh - Nguyễn, cư ngụ ở đâu? Theo lời ở đây
thì Nguyễn Hữu Dật là tiền hiền của thôn Bồ Mưng
(Điện Bàn). Và Nguyễn Hữu Cảnh chào đời, cư ngụ ở
đâu? Trong Họ bảo khi cải táng mộ của Nguyễn Hữu
Dật và Nguyễn Hữu Cảnh chỉ khai quật được mớ đất,
chẳng thấy gì cả, lâu ngày (hai trăm năm) xương thịt
đều trở về cát bụi chăng? Phải chăng Nguyễn Hữu
Cảnh và Nguyễn Hữu Dật đã cư ngụ tại Huế rồi vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.