153
Điện Bàn lập thôn ấp, kiểu điền chủ. Riêng về Nguyễn
Hữu Cảnh, xem Đại Nam Nhất Thống Chí thấy ghi
là nhân vật của cả tỉnh Quảng Bình và đất Kinh Sư
(Huế). Phải chăng Nguyễn Hữu Cảnh chào đời tại Huế,
lớn lên, theo binh nghiệp lập công, làm chức Cai Cơ,
trước khi đến Diên Khánh (Nha Trang) để rồi vào đất
Đồng Nai - Sài Gòn? Những nấm mộ được chăm sóc
chu đáo, nhà thờ Họ được trang hoàng khéo léo, chứng
tỏ tuy vào Quảng Nam từ xưa nhưng vẫn “thờ vọng”,
có thể là nấm mộ tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo,
uống nước nhớ nguồn. Cư Nho, mộ Thích, bốn tiếng ấy
giúp tôi hiểu cụ thể đạo Phật ở nước ta. Trong nhà thờ
Họ có quả chuông kêu gọi từ bi, siêu thoát nhưng lại
chạm rõ rệt những biểu tượng của Bát Quái, với Càn,
Khảm, Cấn, Chấn... Và chúa Nguyễn Phúc Chu xưng
là Thiên Túng đạo nhân, theo đạo Phật nhưng mơ ước
dọc ngang trong bầu trời đất, bên lưng mang cây dao
tượng trưng bằng vàng, gợi ý cắt đứt mọi luyến ái “thất
tình lục dục” nhưng ăn ở với nhiều cô nàng xinh đẹp,
hạ sinh hơn 100 đứa con! Chúa có đủ tiền để xây dựng
một chế độ hưng thịnh, đã viếng phố Hội An, tặng mấy
chữ Lai Viễn Kiều cho cầu Chùa (Nhật Bản), khuyến
khích người nước ngoài đến Đàng Trong đầu tư vào
dịch vụ mua bán lớn, chấp nhận những may rủi trên
biển cả (hải tặc) và giá thị trường lên xuống. Việc ấy
đi kèm như bóng với hình với những chùa miếu thờ
Quan Công, thờ Mã Hậu... nay hãy còn.