SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 155

155

Mồ mả của tổ tiên, sau khi chôn mươi năm, thường là

không còn được lưu ý, chỉ viếng dịp Thanh Minh, hoặc
tháng chạp dẫy mả là xong. Chôn rồi, công việc còn lại
là của “phong thủy”, mạch rồng, mạch con cọp... tác
động âm thầm để cho sau này con cháu phát đạt. Linh
hồn người chết hiện về trên bàn thờ, nơi bài vị (thần
chủ) khi nhang đèn đốt lên. Bởi vậy, theo tục lệ, dịp đám
giỗ, chỉ thắp nhang trên bàn thờ, trước tấm ảnh hay bài
vị là đủ rồi, không nhất thiết phải viếng phần mộ người
đang được cúng, mặc dầu phần mộ lắm khi ở sau nhà.

Bởi vậy, theo tôi, phần mộ đích xác của Nguyễn Hữu

Cảnh chỉ quan trọng về mặt di chỉ, nhưng quan trọng
hơn vẫn là cái tâm của những người kế thừa.

Ở Quảng Nam, nhiều nhà thờ Họ, nhiều gia phả vì

là đất xưa. Tôi chú ý đến đình làng, bảo rằng có, nhưng
dường như nhà thờ Họ được chú ý nhiều hơn. Ở Nam
Bộ, ít có gia phả gốc; trước 1975, rất ít nhà thờ Họ nên
đình làng chiếm vai trò quan trọng hơn. Đình là “nhân
cách” của thôn xóm, là ông bà đất nước, thờ tiền hiền,
hậu hiền địa phương nên việc tế lễ được mọi gia đình
hưởng ứng nồng nhiệt, ở mức độ cao. Quảng Nam phải
chăng là nơi khởi đầu của điệu Bài Chòi, triển khai vô
Bình Định, rồi theo chân mấy người đờn độc huyền
vào Nam, trình diễn ở chợ ngoại ô, cải biên thêm, trở
thành điệu “nói thơ Vân Tiên” một thời phổ biến khắp
Nam Bộ. Tôi hiểu hát Bài Chòi gắn bó với nhạc, với
diễn xuất nét mặt, giọng cao giọng thấp, nếu đọc kịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.