SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
bản suông thì bị hụt hẫng. Bởi vậy Lục Vân Tiên của
Đồ Chiểu lúc ban đầu sáng tác để “nói với điệu bộ vừa
phải”, kèm theo tiếng độc huyền. Nếu đọc nghiêm túc
thơ Lục Vân Tiên thì mất phần hồn, vì cần sự diễn xuất.
Cũng như đọc suông lời ca của Vọng Cổ hoặc tân nhạc
thì thấy dường như đầy sáo ngữ, ngô nghê!
Không thể quên cụ Phan Khôi mà tôi yêu mến về tài
làm báo, làm tuần san. Tài năng của họ Phan rất đa dạng.
Hán học đến bậc tú tài, tự học Pháp văn. Là kẻ hậu sinh,
tôi ham đọc sách báo cũ, rất thích thú khi biết khoảng
1922-1924, vì bị Pháp tình nghi, cụ ngao du xuống tận
Cà Mau, tá túc nhà người bạn khá giả, dịp để làm bài thơ
“Chơi thuyền trên sông Tân Bình”. Buổi chơi thuyền có
người Khơme chèo sau lái, bên bờ nào khỉ, dưới sông
có cá sấu (?). “Xoàng hơi cúc khì khì cười mãi. Tóc
phất phơ dầu dãi ánh trăng. Giữa dòng chiếc lá thung
thăng. Lần về bến cũ bâng khuâng chạnh niềm”. Tân
Bình chính là con rạch giáp giới giữa U Minh Thượng
và U Minh Hạ, bấy giờ dày đặc rừng tràm, người địa
phương quen gọi Tân Bằng, nếu hỏi Tân Bình thì chẳng
ai biết ở đâu cả. Tân Bằng - Cán Gáo là chiến khu của
ta hồi 9 năm kháng Pháp rồi chống Mỹ. Sau Nam Kỳ
khởi nghĩa 1940, cán bộ cách mạng đến, giả dạng dân
cuốc rẫy, phá rừng. Hồi thế kỷ thứ XVIII, Nguyễn Ánh
tẩu quốc đến đây, gặp Tây Sơn, Nguyễn Ánh hoảng sợ,
nhờ may mắn mà trốn thoát ra vịnh Xiêm La, qua Phú
Quốc, rồi Xiêm. Phan Khôi dành thời giờ rảnh rang để