SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 158

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

này (1932), các bạn trẻ không khỏi ngạc nhiên và thấy...
lạ kỳ! Buổi khai sáng là vậy, như ngày nay ta thấy chiếc
xe đạp cổ lỗ với một bánh to và một bánh nhỏ, hoặc
kiểu máy bay có cánh hai tầng với nhiều sợi dây chằng
chịt. Ông Phan Khôi là người góp công lớn trong làng
báo Sài Gòn, muốn gây ấn tượng thì phải biết đặt vấn
đề, cần lượng thông tin. Với kinh tế thị trường, độc giả
nôn nóng chờ những gì nóng hổi, lý luận thì phải ứng
dụng cho sống động vào thời cuộc.

Bản dịch chữ Việt của Kinh Thánh (Bible) mà Hội

thánh Tin Lành Việt Nam đang còn sử dụng là của ông,
chẳng rõ dịch từ Hán văn hay Pháp văn.

Chương Dân thi thoại được Nhà xuất bản Đà Nẵng

in lại; dạo trước, khi còn ở Trung học, tôi đã thấy bán
nhưng còn bé bỏng, đọc không thấu đáo. Rồi lớn lên,
đến chơi nhà ông Vương Hồng Sển, gặp một bản có
chữ ký của tác giả tặng Vương Hồng Sển. Thuở ấy, ông
Vương thấy trên báo Sông Hương rao bán sách, sẽ gởi
tận địa chỉ người mua qua đường bưu điện với chữ ký
của tác giả. Ông Vương bèn gởi thư ra Huế, nhằm mục
đích sưu tầm sách “chính gốc” với chữ ký của Phan
Khôi. Gặp lại, vào tuổi 70, một quyển sách ra đời hồi
năm mình 10 tuổi, tôi đọc lại. Mới hay là muốn đánh
giá một quyển sách nào đó, người đọc cần sự tỉnh táo
của tuổi già, qua bao nhiêu thế sự thăng trầm! Đề cập
dông dài về ông Phan Khôi trong tập sách hôm nay,
chắc không lạc đề vì đó là buổi tiến triển nhảy vọt của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.