SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 159

159

làng báo Sài Gòn, với sự đóng góp tích cực từ trước
năm 1930 của Trần Huy Liệu, Nguyễn Kim Đính, Tản
Đà, Ngô Tất Tố, Tùng Lâm, Lê Cương Phụng. Tôi kể
không hết. Thi sĩ Tản Đà tuy được Diệp Văn Kỳ ưu đãi
về mọi mặt, nhưng dường như bị dị ứng với vùng Bến
Nghé - Sài Gòn (mặc dầu ông cư trú ở Xóm Gà - Gò
Vấp). Vị ngọt ngào của tiếng Việt qua Tản Đà mãi gây
ấn tượng lớn trong đời tôi; thơ Tản Đà nếu dịch ra tiếng
nước ngoài thì mất hương vị vì âm thanh, cấu trúc của
tiếng Việt mang nét đặc trưng.

Biển sâu, cành liễu buông chìm,
Hoa đào ngọn nước, con chim phụ tình

(Truyện Thề Non Nước)

Hoặc qua bức Thư trách người tình chưa quen biết:

Người bệnh yếu, hơi may lạnh trán,
Đêm thu trường tựa án thâu canh,
Phó phường rộn rã trần thanh,
Ngoài song con sẻ trên cành tiếng kêu.

Câu 8 chữ này không có dấu phết, cứ ngâm tùy hứng.
Báo Phụ Nữ Tân Văn, báo Trung Lập ở Sài Gòn được

độc giả mến một phần nhờ tài làm báo và kiến thức của
Phan Khôi. Trước đó, ông Nhiêu Tâm, ông Học Lạc của
Nam Bộ ít ai biết. Ông đã giới thiệu, đề cao với cơ sở
lý luận và tình cảm. Ông là người nói thật lòng, không
quanh co, vì vậy hợp với độc giả phía Nam, thí dụ như
cũng trong Chương Dân thi thoại:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.