157
học chữ Pháp, gởi thơ lên ông Dejean de La Bâtie xin
sách. Theo tôi biết, chắc không lầm, đây là con của ông
Dejean de La Bâtie (cha), bác sĩ Pháp, vì chào đời ở xứ
thuộc địa, đảo Réunion của dân da màu nên người Pháp
ở chính quốc đánh giá thấp. Ông Dejean này qua Sài
Gòn hồi cuối thế kỷ XIX làm bác sĩ y khoa, hướng về
người nghèo ở thuộc địa, đã xuất tiền riêng để lập một
phòng khám bệnh miễn phí, khám xong cho thuốc rồi
thì bệnh nhân cứ về nhà, hôm sau trở lại, rất hợp với
thói quen người lao động ở Sài Gòn. Khi đau nặng họ
cũng không muốn nằm bệnh viện của nhà nước, giữa
bối cảnh quá lạ.
Có lẽ không lầm nếu bảo rằng người dạy Pháp văn
cho Phan Khôi là ông Dejean (con), đã tích cực ủng
hộ Nguyễn An Ninh qua tờ Tiếng Chuông Rè, tổ chức
cuộc mít tinh tại Đất Hộ, tại Vườn Xoài bà đốc phủ Tài.
Khoảng 1930, Phan Khôi làm chủ bút tuần báo Phụ Nữ
Tân Văn ở Sài Gòn, gây bút chiến với Phạm Quỳnh mà
cụ cho là “học phiệt”; bấy giờ họ Phạm dựa vào thế
lực thực dân, xem mọi người như chẳng ai đủ sức nặng
để tranh luận với ông ta. Có lẽ hai chữ “học phiệt” là
do Phan Khôi bày ra; đã có tài phiệt, quân phiệt thì tại
sao không có học phiệt? Phải chăng bầu không khí và
bối cảnh Sài Gòn đã tạo cơ hội cho Phan Khôi giãi bày
và phát triển những ý tưởng mới. Năm 1932, ông khởi
xướng phong trào Thơ Mới, để cho lời nói với việc làm
đi đôi – ông đặt ra bài thơ Tình già. Nay đọc lại bài thơ