SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 161

161

Khúc. Ông chủ quán bảo rằng thường khi vào dịp ấy
nước ngập lên phố chợ, hơn một mét là bình thường;
người qua kẻ lại như đã quen với cảnh lụt, dịp để đường
sá được rửa ráy, sạch sẽ. Bên bờ sông Trà Khúc có cây
đa cổ thụ, đáng nể, được bảo quản tốt, với cái miễu
nhỏ. Quả là thần thánh mãi mãi còn nơi nương tựa để
phò hộ dân. Thị xã như không sung túc cho lắm. Ở Sài
Gòn, người Quảng Nam, Quảng Ngãi cứ đến, từ xưa
và sau này, cần cù, siêng năng, đem thêm sinh lực mới.
Nghề gì cũng làm, từ phụ hồ đến mì gõ bình dân, bán
mãi đến quá nửa đêm, bất chấp mưa gió. Hình bóng của
những tháp Chàm. Hồi sau Tết, được dịp đi Trà Kiệu
một lần, với nỗi buồn thiên cổ mà kẻ hậu sinh bé bỏng
này xin chia sẻ. Biển một bên và dãy Trường Sơn một
bên. Ruộng quá ít, nắng lại gắt. Đây là quê hương của
tổ phụ Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn Gia Định thành, rất
năng nổ, học hành ít nhưng đã làm được việc lớn mà
lắm kẻ khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa không dám
nghĩ dám làm. Hồi đi phò tá Nguyễn Ánh, ông được dịp
sống ở Xiêm, thời gian này cực nhọc, gian truân, nói
theo từ ngữ ngày nay, ông đã sớm tiếp cận với các nước
Đông Nam Á. Cảng Sài Gòn được khai thông, trên qui
mô lớn là nhờ ông. Ngày nay, nghiên cứu về Sài Gòn
xưa, đầu thế kỷ XIX, ta thường dẫn chứng Du ký của
người nước ngoài mô tả vị Tổng trấn mặt nhão (ái nam
ái nữ), ăn mặc xuề xòa, chỉ huy một thương cảng sung
túc. Và thời hưng thịnh ấy đã được mô tả trong bài phú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.