SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 162

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Cổ Gia Định mà kẻ nghiên cứu đất Bến Ngé phải nhắc
đến. Bấy giờ còn Qui thành với 8 cửa (chưa bị triệt hạ
sau vụ Lê Văn Khôi), nào “gái nha nhuốc tay vòng tay
niển, trai xênh xang chân hớn chân hài”, thêm lạc ngựa
chuông voi, chùa Cây Mai, chùa Giác Lâm, vùng Chợ
Lớn với nhiều ngành nghề. Rõ là hải cảng với tàu nước
ngoài đến, với người Ô Rồ (tôi hiểu là người thổ dân
Philíppin), người xứ Huế kéo neo “hồ hố hụi”, có nơi
chứa gái làng chơi, ghe của dân từ đồng bằng đến bán
sản phẩm. Sự phân hóa giàu nghèo đã gay gắt, đây là
kiểu đô thị sông nước và cảng biển mở rộng.

Yêu nước đậm đà, khẳng khái trước nghĩa lớn, đứng

hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn
là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò
Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con
gái là bà Từ Dũ) nhưng chống lệnh vua khi cắt đất cho
Pháp, Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình
rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây
lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được
ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng
lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch
phải đem xác của ông phơi trước chợ Gò Công để
làm chứng cớ “người thật, việc thật”. Giặc đành chôn
Trương Định giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa
quân sẽ lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ
Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và
10 bài liên hoàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.