SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
Hồng: “Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày dậm lúa nhà
ông hỡi cò?... Không tin thì ông đi co. Mẹ con nhà nó
còn ngồi đấy kia”. Tôi không thỏa mãn vì giải thích
chữ co bằng chữ co, tức là không giải thích gì ráo! Ông
Nguyễn Vỹ chỉ vào cái đĩa để chén trà trên bàn. Rằng:
“Cái đĩa này ai cũng nói nó hình tròn, nhưng người “co
cượng” thì tìm ra kiểu ăn nói khác, rằng mới xem qua
thì đĩa hình tròn, nhưng nếu lấy cái “compa” mà quay
thật kỹ, thấy nó méo vài chỗ. Nói tròn là không chính
xác trăm phần trăm.
Đó là kiểu khôi hài trà dư tửu hậu, chớ người Quảng
Ngãi thẳng thắn và hiền lành như ông Phạm Văn Đồng
thì sao? Quảng Nam - Quảng Ngãi dường như mang dấu
ấn phong tục người Chăm với Mỹ Sơn - Sa Huỳnh...
Dân gian gọi người Chăm là Hời. Gặp một bà lão Chăm
đang ôm chiếc đệm, tôi hỏi, bà bảo là cái “nốp”. Trong
Nam “nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào
kém oai hùng”; phải chăng nóp là tiếng Chăm từ miền
Trung đưa vào. Ở đình Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí
Minh, sắc phong cho thần Ma-Ha-Cẩn, bảo là người
Chăm đã từng theo chúa Nguyễn, gẫm lại hữu lý, mấy
tiếng Ma-Ha như gợi tên thánh của đạo Hồi. Trở lại xứ
Quảng gần gũi đất Sài Gòn về phong tục tập quán. Nghe
các bạn đi điền dã lúc sau này bảo rằng lần hồi đã gặp
nhiều dữ kiện xác nhận vùng Bến Tre, Đức Hòa, Củ Chi
gốc dân miền Trung vào, nay còn bảo lưu những điệu
dân ca của ngoài ấy.