SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 166

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

miếu mạo uy nghiêm, bốn mặt cây cối xanh tốt, vì trải
qua loạn lạc, bị bỏ hư không săn sóc, sau người ta nhớ
công lao, nhân chỗ nền cũ đắp bệ bằng đất cao hơn 2
thước (thước ta), hằng năm tế vào mùa Xuân mùa Thu.
Năm Minh Mạng thứ 2 cây cối ở bốn bệ đất bị gió đổ
hết, người ta toan chặt làm củi, bỗng lại trỗi dậy như
cũ, vì vậy cho là hiển linh”.

Nay chẳng còn gì, vả lại con cháu bảy tám đời sau

nảy ra nhiều hệ, nhiều chi. Khi đến Hoài Nhơn, hỏi thì
mơ màng bảo phần mộ Đào Duy Từ thấy ghi ở xã Tùng
Hải. Theo tư liệu tương đối chắc chắn của dòng họ Trần
Đức Hòa, tuy ở làm con rể cho họ Trần nhưng không
có con, dường như trước đó ông có vợ ở ngoài Thanh
Hóa. Vài người địa phương khi nghe hỏi về Đào Duy
Từ, thì chỉ tay vu vơ bảo rằng đàng kia – nơi nhà cửa
khá đông đúc – là cánh đồng đi lên núi, nơi Đào Duy Từ
chăn trâu đâu từ mấy trăm năm về trước! Ở phía Nam,
xem ông là ông tổ của sân khấu hát bội. Nhưng bạn hát
bội thì thờ “ông Làng”. “Chi chi trong khám mấy ông
Làng” (thơ Học Lạc) hoặc thờ Hà Ô Lôi, một tay hát
giỏi nhưng mang tội hoang dâm thời xưa. Lại bảo rằng
hát bội đúng theo lời dạy của Đào Duy Từ chẳng ai biết
nó ra sao. Phong cách hát bội Bình Định ngày nay rất
tinh tế nhưng... không ăn khách, đã cải biến kiểu khác,
nhưng tuồng San Hậu của Đào Tấn thì dân Nam Bộ ưa
chuộng, xem như tuồng tổ, diễn ở đình làng dịp lễ hội.

Thấy mấy tháp Chăm từ xa, trải qua bao tang thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.