167
mà còn đứng vững. Lại nhớ những trận đánh dứt điểm
giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ mất quá
sớm. Nguyễn Ánh tưởng chừng như phá sản sau những
chuyến tẩu quốc tận hòn Thổ Chu, tận Xiêm bỗng lù lù
trở về, với lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long. Và vài
vị tướng giỏi của Tây Sơn lắm khi lại “chiêu hồi” theo
Nguyễn Ánh (Nguyễn Văn Trương, Lê Chất...). Chiến
trường chính vẫn là cửa Qui Nhơn, Nguyễn Ánh đánh
đến lần thứ ba, để rồi Võ Tánh tuẫn tiết trong thành. Vua
Cảnh Thịnh thừa kế Nguyễn Huệ còn nhỏ và thiếu bản
lĩnh, thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền; hai viên tướng
tài ba của Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm và Trần Quang Diệu
lại hằn học nhau, trong cơn nước lửa hiểm nghèo. Nhưng
lịch sử không thể viết với kiểu suy luận: “Nếu Nguyễn
Huệ còn sống thêm mươi năm...”. Cụ Phan Bội Châu,
năm 1933, trong bài Hỏi Trời (Thiên vấn phú) đã nói
lên sự thiên vị của sử gia nhà Nguyễn: “Nguyễn Quang
Trung thiệt đấng anh hùng, đáng bia tạc trời Nam, sao
ông lại vu oán bằng Tây tặc?”.
Chưa được lên đất Tây Sơn của Nguyễn Huệ để xem
phong thủy, núi non thung lũng như thế nào. Nghe nói
còn nhiều cây cổ thụ vẫn xanh tươi cùng tuế nguyệt.
Tỉnh Phú Yên ở giữa hai đèo Cù Mông và đèo Cả,
cả hai đều cheo leo và hiểm trở. Hầu hết ca dao của Phú
Yên, nay sưu tầm được, gần giống với ca dao Nam Bộ,
Huế, Quảng Nam. Nhà văn Trần Huiền Ân ở Phú Yên
đã viết quyển sách khiêm tốn giới thiệu ca dao quê nhà,