SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 169

169

nhà sư từ Bình Định và một nhà sư từ Phú Yên, cả hai
vị không khắc trên bia là “viên tịch ngày...” nhưng là
“qui tiên” và “qui cảnh”, hai từ ngữ gợi phong vị đạo
Lão. Du khách vào thấy lâng lâng, tha hồ cầu nguyện,
chẳng nói ra lời, lạy Phật là đủ, mệt thì nằm dài trên
mấy phiến đá trong động để bàn chuyện danh lợi của
thế tục, tùy ý.

Đến Phú Yên, được thấy hòn Đá Bia, không ở trên

cao cho lắm. Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: “núi Đá
Bia (Thạch Bi) có một chi, đến bờ biển chia thành hai,
cây cỏ và nước cũng chia làm hai, có một khối đá lớn,
quay đầu về phía Đông như hình người”. Nhưng ở
Bình Định, sử liệu trên ghi rõ về đá Vọng Phu, huyện
Phù Cát: trên núi có khối đá giống hình người đàn bà
bồng đứa con nhỏ, tay bên trái lại dắt một đứa con
lớn hơn, nhìn về biển phía Nam. Câu chuyện huyền
thoại về hai anh em ruột vì lầm lẫn mà cưới nhau, khi
biết được, người chồng lánh xa, loạn luận là tội lớn
với lương tâm. Vợ không hiểu tại sao chồng lại bỏ
đi, bèn dắt hai con lên núi ngóng trông rồi hóa đá. Đá
này họa chăng từ ngoài biển nhìn vào thì thấy mượng
tượng hình người”. Người chồng vào Nam biệt tích
vì ham khẩn hoang?

Về Đá Bia ở Phú Yên, sử ghi Lê Thánh Tôn đến

từ thời mới mở nước, cho dựng để đánh dấu. Tôn Thọ
Tường trước, rồi Quách Tấn sau đã cảm hứng về chuyện
Vọng Phu. Bài của Quách Tấn như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.