SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 170

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Chồng đi biệt tích tự bao giờ,

Một góc trời riêng, một dạ chờ.

Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nượp nượp,

Tóc thề mây núi bạc phơ phơ...

Sau này, ở Hà Tiên, thấy hòn Phụ Tử, vài bạn ký

giả bày chuyện, gọi là hòn Phu Phụ Tử; xưa gọi Phụ
Tử, sau này người chồng gặp lại vợ và con. Ở xứ ta,
nghe nói đến nàng Tô Thị, bà Thai Dương, bà Vọng
Phu, lại có bà Chúa Ngọc là đấng Thượng đẳng thần,
thiếu phụ Nam Xương. Dường như chẳng sự tích nào
đề cao người đàn ông chung thủy. Đâu còn trọng nam
khinh nữ? Tôi chỉ nói về chuyện cổ tích, họa chăng
chàng Trương Chi với “khối tình mang xuống tuyền đài
chưa tan”. Tại ranh giới An Giang và Kiên Giang, nơi
đồi núi nhỏ nổi danh với di chỉ Óc Eo, về hành chính
đặt tên làng Vọng Thê, nhưng người địa phương gọi
núi Ba Thê, do tiếng Khơme là Bát Xăm-ne nói trại ra.
Không lẽ vì chồng trông đợi vợ rồi hóa đá. Chuyện chú
tiểu tăng đi mất tích; mấy viên kinh lịch thời Pháp đã
Hán hóa tiếng Ba Thê để tiện việc khắc con dấu (mộc)
cho làng; ngoài chữ quốc ngữ, phải khắc thêm chữ Hán
Vọng Thê; buổi đầu của chế độ thuộc địa, ở nông thôn
chưa mở trường lớp.

Miền Nam Trung Bộ vào năm 1887, được nhắc đến

với phong trào Mai Xuân Thưởng. Vài tư liệu ghi Mai
Xuân Thưởng là hậu duệ của Nguyễn Nhạc, dòng dõi
Tây Sơn. Trần Bá Lộc, tên phản quốc số 1 của Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.