SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 171

171

Bộ thời bấy giờ đã “vung tay quá trán”, cố làm một
việc “thực dân hơn thực dân”. Hiệp ước năm Quí Mùi
(1883) do toàn quyền Harmand ký đã áp bức triều đình
Huế quá đỗi. Vua của nước An Nam phải nhận quyền
bảo hộ của Pháp, làm vua bù nhìn. Nước An Nam do
nhà vua cai trị tượng trưng chỉ còn khu vực nhỏ bé, ăn
từ Quảng Bình đến trọn tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang)
mà thôi; từ Đèo Ngang trở ra Bắc là của xứ Bắc Kỳ,
còn như tỉnh Bình Thuận (gồm Phan Rang, Phan Thiết)
thì nhập vào thuộc địa Nam Kỳ. Năm sau vì tình hình
chiến sự ở Lạng Sơn và Cao Bằng, Pháp muốn cho êm
chuyện, bèn sửa đổi hiệp ước nói trên, giao thêm cho
vua An Nam các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
ở phía Bắc; phía Nam thì thêm cho tỉnh Bình Thuận,
gọi là giữ thể diện hão cho vua. Pháp lại làm một việc
để hạ nhục vua ta là bắt buộc các quan triều đình Huế
phải nộp cái ấn mà nước Tàu đã phong cho vua Việt
Nam. Các quan của triều đình (Phạm Thận Duật, Tôn
Thất Phan, Nguyễn Văn Tường) giải quyết bằng cách
không nạp ấn, nhưng thụt ống bễ (kiểu của thợ kim
hoàn) mà nung lên trong lò cho ấn chảy ra, hủy bỏ.
Khi Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa, Trần Bá Lộc ở xứ
Nam Kỳ lại hăng máu, xin đem quân ra khu vực của
vua “bù nhìn” mà đánh dẹp, việc này xúc phạm đến
tự ái của quân đội Pháp, các công sứ Pháp và Nguyễn
Thân, tay Việt gian đắc lực. Tại sao dẹp một cuộc khởi
loạn ở miền núi xứ An Nam mà lại nhờ vào tài trí của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.