SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 163

163

Còn bao nhiêu nhân vật xứ Quảng Ngãi, như Trương

Đăng Quế đứng đầu việc tổ chức lập Địa bộ đầu tiên cho
Nam Kỳ Lục Tỉnh, giúp cho người dân yên tâm canh
tác; trước đó, ranh rấp từng mảnh đất mơ hồ, chồng
chéo, chỉ tính bằng “dây đất” với diện tích rất co giãn.

Núi Thiên Ấn, phía biển là đồi nhỏ với đất đỏ, bằng

phẳng, phải chăng là hình dáng chiếc ấn của vua, nhưng
đây là ấn của Trời, nơi an nghỉ của chí sĩ Huỳnh Thúc
Kháng. Cảnh và người đã trở thành bất hủ, “Hữu tiên
tắc danh”. Nơi linh thiêng, gây ấn tượng sâu lắng vào
lòng người không nhất thiết phải cao. Núi Thái Sơn bên
Trung Quốc cũng là thấp, so với những dãy khác trong
vùng. Phía biên giới Tây Nam của nước ta, núi Sam linh
thiêng cũng rất thấp. Cảnh vật linh thiêng hay không
là do con người. Núi Nghĩa Cương của vua Hùng đâu
phải là cao về hình thức.

Ở Sài Gòn, hễ gặp những bạn ở Quảng Nam, Quảng

Ngãi vào thì luôn luôn có lượng thông tin mới, và có
vấn đề to nhỏ để nói cho vui, vì xứ Quảng là đất quen
thuộc gần gũi. “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay
co” tôi chưa hiểu rõ, gặp người lớn tuổi ở hai tỉnh ấy,
tôi cứ hỏi để đối chiếu, nhưng dường như mỗi người
giải thích một kiểu riêng. Nhà báo đã mất trước 1975
là Nguyễn Vỹ được tôi hỏi nhiều lần, vì ông là người
gốc Quảng Ngãi. Ông khẳng định: Hay cãi thì dễ hiểu,
nhưng hay co của Quảng Ngãi là “co cượng”. Hỏi “co
cượng” là gì, ông bảo trong ca dao của đồng bằng sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.