SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
viết chữ kiểu cọ hoặc pha chữ Hán, chữ Anh như ở Sài
Gòn - Chợ Lớn. Gặp lại anh Nguyễn Văn Xuân, lớn
hơn tôi nhiều tuổi, nói chuyện ồn ào, đưa ra những ý
kiến thẳng thắn. Ước sao cho mỗi tỉnh nuôi dưỡng được
năm ba nhân sĩ như anh thì may mắn cho người hiếu
học từ xa đến. “Chuyện này tôi biết hoặc tôi chưa nghe
nói đến. Chuyện kia đã nghe qua, nhưng chưa có hoàn
cảnh để nghiên cứu, nếu cần, ta cùng nhau thử tiếp cận
vấn đề đó”. Anh là cột mốc cần thiết cho người hay đi
“du lịch văn hóa” như tôi. Đất Quảng Nam được may
mắn là sung túc về kinh tế, lại gần Huế, đời nhà Nguyễn
đã sản sinh một số “trí thức khoa bảng”, với lòng yêu
nước sắt đá. Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Hoàng
Diệu, Nguyễn Duy Hiệu được người Nam Bộ tôn kính
ca ngợi gần như vô điều kiện. Hỏi anh Xuân về Lăng
Cô (từ đèo Hải Vân nhìn xuống, bãi cát tuyệt diệu), anh
suy nghĩ hồi lâu: “Không biết rõ vì không có giả thiết
nào đủ tính thuyết phục”. Tôi bảo ở Sài Gòn, phía khu
chế xuất Tân Thuận ngày nay, xưa có tên đất Lăng Cô,
phải chăng là lăng của cô, của cậu nào đó, kiểu đồng
bóng đạo Lão suy thoái? Anh nói rằng ở Lăng Cô không
nghe nói phần mộ của Cô nào hết. Dường như đó là nơi
cò ưa tụ tập để ăn cá, lâu ngày, đặt tên Làng Cò, Pháp
gọi trại ra Lăng Cô”. Trở lại Nguyễn Hữu Cảnh: hồi
tỉnh An Giang mở cuộc Hội thảo ở Châu Đốc, gần biên
giới, nghe giả thiết về phần mộ của họ Nguyễn Hữu ở
Điện Bàn. Anh bảo đã nghe nói đến, gia phả họ Nguyễn