149
Đèo Hải Vân hùng vĩ, dốc đứng, Lăng Cô ở gần với
sóng gợn, còn mây thì ở xa, trên cao. Đường đèo quanh
co, nét thơ mộng, hùng vĩ lắm khi làm du khách quên sự
nguy hiểm có thể xảy ra từng giờ từng phút. Đã bố trí
đường thoát nạn trên núi, ở nơi quanh có quá gắt cũng
bố trí những tấm kiếng để phản chiếu lại, nhắc nhở anh
em tài xế. Rải rác những miếu nhỏ thờ chữ Hán, với
bát nhang đánh dấu nơi đã xảy ra chết chóc. Đến đỉnh
đèo, dừng lại, mỗi lần ngắm, một ấn tượng khác. Mấy
năm trước, ham thích loại cây rừng, giống như cây thiết
mộc lan, nhỏ bé, thân có đốt (dấu của lá già đã rụng).
Lá lưa thưa hứng chịu gió biển, thêm gió núi. Mấy cây
bé bỏng năm nào vẫn còn đó, ngay vị trí cũ, chẳng ai
bẻ, chẳng ai bứng đem về làm kỷ niệm. Hỏi thì người
nọ bảo là cây “đòng đòng”, cây “đùng đùng”, rất nhiều
trên núi. Lên tham quan tận Hải Vân Quan, chữ khắc
đàng hoàng, trên phiến đá cẩm thạch trắng có lẽ lấy từ
Ngũ Hành Sơn, phía sau cửa đề chữ “Thiên hạ đệ nhất
hùng quan”, ải dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826),
khá to, cùng chung kiểu kiến trúc với các cửa ải khác,
nhưng giữa trời đất thì xem như bé nhỏ. Và người xem
thì càng bé nhỏ hơn.
Bên kia, Huế, qua bên này, Quảng Nam. Về đồng
ruộng được ưu đãi hơn. Đà Nẵng là cảng biển, thành phố
qui hoạch thời Pháp trông như Sài Gòn với những con
đường sang trọng dường như dành cho người đủ ăn đủ
mặc, có công ăn việc làm. Bảng hiệu tươm tất, không