SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 148

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

mà làm ra, không nghi ngờ gì nữa”. Trong bài dân ca
ba miền, ông nhắc đến phía Nam:

Khổng Minh Tọa Lầu là câu ca cổ bản,
Bạch Vân Tôn Cát là điệu hát ngày xưa,
Bạn Cải Lương ra rạp đến giờ,
Nhạc Âu, văn Á đổi cuộc cờ thêm vui.

Ông làm thơ lấy đề tài thắng cảnh xứ Quảng Bình,

Hà Tĩnh, lại không quên Phan Thiết với Lầu Ông Hoàng.
Ông soạn bài Nam Ai (tuyển tập thơ ca của ông, NXB
Thuận Hóa, 1992, trang 270), lấy đề tài Vợ ghen: “Có
sau 3 bài tiếp theo một chuyện với bài này. Thời ấy có
cô ca tên là Ninh, ca hay mà múa bộ giỏi, nên đặt 4 bài
này cho cô Ninh múa bộ, mà sự ca có múa bộ khởi diễn
từ thuở ấy làm đầu (Hội An, Giáp Thìn, 1904)”.

Đấy là những câu quí giá. Trong Nam, có giả thiết cho

rằng tuồng Cải lương khởi đầu với loại ca ra bộ. “Ca có
múa bộ” đã xuất phát từ Hội An hồi bão lụt năm Thìn,
sớm hơn ở Vĩnh Long, Nam Bộ nhưng không triển khai.

Sắp lên đèo Hải Vân, xứ Huế ở sau lưng nhưng dường

như còn ở trước mặt. Huế dân dã, qua Hò, Lý, Vè. “Ta
hò chơi... chơi hò chơi”, “Mời bà con... con bà con”.
Nhưng Huế rất đậm đà, với bài Lý: “Ngon ngọt chua
giòn với chén rượu khô cay”. Dân dã và cao quí vẫn là
một. Trong bữa cơm, cần ăn ớt cho cay, để tăng hương
vị thức ăn nhưng nếu quá cay thì khiến cho người thưởng
thức món ăn nhăn nhó, giật mình! Cay vừa phải thì thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.