191
Hoàng Phủ Ngọc Phan lược dịch:
Ngoài rừng có lũy Hoa Phong,
Có dòng nước nhỏ lượn quanh xóm làng.
Tướng quân xưa đã không còn,
Mà nền đất cũ chưa mòn chiến công.
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi lũy Hoa Phong dài
phỏng định 6 kilômét (1.187 trượng). Sau này, lũy được
nối thêm với lũy Tây Hoa. Năm 1731, người Lào là
Sa Tốt cầm đầu một nhóm người Chân Lạp khá đông
tràn đến Bến Lức (Long An), kéo qua Vườn Trầu (Hóc
Môn) may nhờ Trần Đại Định (con của Trần Thắng Tài,
Biên Hòa) chận được, đắp thêm lũy (lũy Tây Hoa). Lực
lượng của chúa Nguyễn kéo đến, phá tan giặc. Lão Cầm
là thuộc tướng Nguyễn Hữu Cảnh chăm sóc việc đắp
lũy Hoa Phong, có lẽ là viên chức cỡ nhỏ. Lúc đi tham
quan di tích chống Pháp chống Mỹ do quận Tân Bình
tổ chức, nhìn vào vách văn phòng phường 19 (vào năm
1984) tình cờ thấy trên bản đồ ghi “lũy ông Dầm”. Tôi
suy luận, ông Dầm là lão Cầm nói trại ra, vì kỵ húy.
Vùng địa đạo chống thực dân ở quận Tân Bình là đất
khá cao ráo, con rạch mà Trịnh Hoài Đức mô tả là rạch
Tham Lương, nhà cửa thưa thớt. Đồng bào bảo vùng
đất này lúc trước hoang vu, rậm rạp, kiểu rừng chòi, còn
gặp trăn, rắn, nhím... Qua hai cuộc kháng chiến, ta đã
lợi dụng đất cao để đào hầm bí mật (kiểu Củ Chi) làm
nơi cất giấu vũ khí, hội họp, gọi là “Hầm xe lửa”, từ
địa đạo này, ta xuất phát để đánh vào sân bay Tân Sơn