SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
Nhất, vào kho đạn Phú Thọ. Nhờ sự lưu ý của đồng chí
Nguyễn Văn Linh, cán bộ bảo tàng lập hồ sơ, Bộ Văn
hóa và Thông tin đã công nhận di tích lịch sử. Phần đất
này được xem là tốt về phong thủy. Lý Tường Quang,
tay cự phú (gọi Bá hộ Xường) được chôn ở đây, trước
mộ tạc hai tượng đá (gia nhân cầm ấn, nữ tì dâng chén
trà) từ năm 1898, được bảo quản tốt. Bấy giờ ở bên mộ
đã xây cái tháp nhỏ, gắn cây thu lôi, quả là hiện đại!
Ở Sài Gòn, khi làm chủ được tình thế, Nguyễn Ánh
cho xây Miếu Hội Đồng để thờ “các linh thần âm dương
thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng” (1795), đến đời Minh
Mạng tiếp tục nâng cấp. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822),
nhắc lại việc phong Nguyễn Hữu Cảnh là thượng đẳng
thần từ đời Gia Long năm thứ 4 (1805), cho phép liệt
vào hàng được tế tự tại Miếu Hội Đồng ở Gia Định
thành (hiểu là cấp Nam Bộ). Pháp đến, sau khi chiếm
thành Gia Định (1859), bèn mở một chiến tuyến mà
giới quân sự gọi “chiến tuyến đình chùa” (Ligne des
pagodes); chiếm chùa Khải Tường (Nhà trưng bày tội
ác chiến tranh), đền Hiển Trung, luôn Miếu Hội Đồng
gần đấy, lại chiếm chùa Kiểng Phước (Chợ Lớn) và
chùa Cây Mai cho liền lạc nhau, làm hệ thống phòng
thủ, sẵn những cơ ngơi nói trên khá kiên cố, không tốn
công sức xây đồn lũy mới. Riêng về chùa Khải Tường,
còn giữ được tượng Phật bằng gỗ, chưng bày ngày nay
tại Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn. Đền Hiển Trung, Miếu
Hội Đồng được thu gọn các bằng sắc, ta đưa xuống Vĩnh