SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
Long để bảo quản. Rồi có lẽ sau khi Vĩnh Long mất, tờ
sắc ban cho Nguyễn Hữu Cảnh tại Miếu Hội Đồng Sài
Gòn (bản gốc) được đưa về đình thần Châu Phú, Châu
Đốc nay còn thấy.
Vì đã được thờ ở cấp cao (miếu Hội Đồng, vị trí
đường Nguyễn Trãi, thành Ô-Ma cũ, nay là Bộ Nội Vụ
II) nên các xã thôn Sài Gòn không có đình đặc biệt dành
cho Nguyễn Hữu Cảnh.
Nhờ chuyến hành quân vang dội của Nguyễn Hữu
Cảnh (1700) mà Mạc Cửu ở Hà Tiên sau đó đã giải
quyết tình trạng cô lập của mình, trên đe dưới búa,
giữa nước Chân Lạp và Xiêm. “Nghe nói chúa Nam
triều có tiếng nhân nghĩa, uy đức vốn đủ tin, chi bằng
đến gõ cửa xưng thần để gây thế bám rễ vững chắc.
Muôn một có biến cố gì, thì nhờ chúa giúp đỡ”. Đó là
lời bàn của mưu sĩ Tô Quân. Năm 1708, tức là 7 năm
sau cuộc hành quân của Nguyễn Hữu Cảnh thì Mạc
Cửu cùng hai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá mang
ngọc và lụa đến Phú Xuân dâng biểu xưng thần, lệ
thuộc vào chúa Nguyễn. Nguyễn Phúc Chu khen ngợi,
ban sắc cho Mạc Cửu làm chức tổng binh Hà Tiên, ăn
từ Hà Tiên đến mũi Cà Mau, kể luôn đảo Phú Quốc.
Đáng nhớ là năm 1702, thương gia người Anh có võ
trang đã chiếm Côn Đảo của ta, chúa Nguyễn cho
tướng Trương Phúc Phan ra đánh và thắng.
Sau chuyến vào Nam của Nguyễn Hữu Cảnh, dân
cư thêm đông đúc hơn, “tiếng lành đồn xa”, thêm dân