SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 195

195

từ Ngũ Quảng, Nguyễn Cửu Vân cho đào con kinh đầu
tiên của Nam Bộ nhằm nối Vàm Cỏ Tây qua sông Tiền
(1707), sau gọi Bảo Định. Kinh làm chiến hào, đất thì
dùng đắp lộ. Trước và sau này, lưu dân vẫn đi với cơ
sở “hậu cần” cần thiết. Đến đâu cũng sẵn tiệm tạp hóa,
cung cấp nhu yếu phẩm (thuốc uống, bánh kẹo, vải bô,
nông cụ) do người Hoa từ Chợ Lớn đưa xuống phần
lớn. Lại có người Việt đem của cải vào để làm vốn, mua
nhiều trâu bò, mướn nhân công, trở thành điền chủ. Phụ
nữ lần hồi tạo được thế đứng; bán quán ở ngã ba sông,
cho vay lấy lời. Phải chăng vì vậy mà nay còn nhiều
địa danh, với tên Bà đứng đầu. Nhà sư lắm khi tích cực
đánh cọp, trực tiếp khẩn hoang để lập chùa. Hoặc làm
thầy cúng, tụng niệm nghi thức khi đám tang, không có
không được. Hoặc bắt mạch, cho thuốc, viết chữ Hán
đặt câu đối. Thêm vài anh kép hát bội, giỏi về ca hát.

Vùng ven biển giữa sông Vàm Cỏ và Cửu Long đất

tốt, cao ráo dễ bảo lưu sắc thái dân tộc so với những khu
vực khẩn hoang sau này, bên kia bờ sông Hậu (lai tạp
tiếng Khơme, tiếng Triều Châu). Những giồng đất xưa
là Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, qua Bến Tre. Từ
miền Trung đến thẳng theo đường biển, vào cửa sông,
với ghe Cửa. Vì vậy, trong Nam tuy quen gọi cửa là
Vàm, nhưng vẫn giữ Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm
Luông. Ở vùng này buổi đầu đặt tên là Trường biệt nạp
(tôi hiểu là những nhóm sản xuất tập thể) lấy tên Cảnh
Dương, Thiên Mụ... hoặc Trại (Ba Tri Cá, Ba Tri trại).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.