SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 196

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Bà Từ Dũ có nội tổ từ Quảng Ngãi vào, cũng như Trương
Định gốc Quảng Ngãi. Người dân chuộng chữ Hán, chữ
Nôm, kiên cường yêu nước. Cụ Đồ Chiểu chọn đúng
hướng khi từ Sài Gòn tản cư xuống Cần Giuộc, soạn bài
văn tế “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”. Anh hùng
Trương Định ở Đám Lá Tối Trời - Gò Công là đề tài
lớn. Hồn thơ Đồ Chiểu bay bổng, hừng hực chính khí,
qua Bến Tre với Phan Công Tòng “lòng đây tưởng đó
mất như còn”. Cụ Đồ soạn bài Văn tế sĩ dân Lục Tỉnh,
ngồi một chỗ, mù lòa mà vẫn thấy.

- “An Hà quận đang khi bạch trú, gió cây vụt thổi,

cát xoáy bay, con trốt dậy bên thành. Long Tường giang
mỗi lúc hoàng hôn, khói nước xông mù, lửa đóm nháng,
binh ma chèo dưới vực”.
Long Tường là Vĩnh Long,
Định Tường, chỉ sông Cửu Long.

Cái Bè, tả ngạn sông Tiền, là ải địa đầu của ta, sau

thời Nguyễn Hữu Cảnh. Ta đóng ở đây một cơ sở, gọi
dinh Long Hồ, nhìn qua hữu ngạn sông Tiền, đất Long
Hồ ở bên ấy.

Xứ Mỹ Tho trong thời gian dài gọi đất Ba Giồng –

theo nghĩa trùng hợp với Đồng bằng sông Cửu Long
ngày nay – gồm Tân Hiệp, Vĩnh Kim, Cai Lậy, Cái
Bè. Đây là chiến trường quan trọng giữa Tây Sơn và
Nguyễn Ánh, ai chiếm được Ba Giồng thì sẽ chiếm
được Sài Gòn. Nhiều gạo, với Chợ Gạo. Trước đó xứ
Gò Công tiếp giáp Mỹ Tho tuy nhỏ bé nhưng Võ Tánh
đã chiếm, đủ lúa gạo nuôi hàng vạn quân sĩ trong vòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.