SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 197

197

ba năm, trong khi chờ xem Tây Sơn và Nguyễn Ánh
ai sẽ thắng thế.

Cái Bè, hiểu theo nghĩa những bè, gọi ghe giàn,

kiểu xà lan, hai bên be dựng lên cái giàn sơ sài để chở
thêm hàng hóa, không rơi rớt. Ghe bè lên Nam Vang,
chở đi nào trái cây, hàng tiêu dùng, nhiều nhất hồi cuối
thế kỷ XIX vẫn là cau phơi khô, và trầu mà trên Chân
Lạp rất ưa thích, vào mùa nắng trầu khó trồng. Bác sĩ
Baurac hồi cuối thế kỷ XIX đã đi nhiều nơi vùng đồng
bằng để chủng đậu. Ông ghi lại khi cây ăn trái chưa là
nguồn lợi thì nghề chính yếu của nhà vườn Cái Mơn
là bán trầu rang; trầu tươi, hái phơi khô rồi sấy trên
chảo, nhờ vậy bảo quản lâu ngày, giữ được hương vị,
mặc dầu lá trầu héo khô. Mức tiêu thụ nội địa của trầu
cau thời xưa quá nhiều vì già trẻ bé lớn, hương chức
làng, lính mã tà đều ăn. Xin nói thêm: trái sầu riêng chỉ
được đưa ra thị trường địa phương, ngay ở Lái Thiêu
từ năm 1924 về sau mà thôi.

Thật là một sự thiếu sót nếu dịp 300 năm này mà quên

vai trò tích cực của Nguyễn Cư Trinh, gian khổ nhiều
năm tháng khoảng 1755 đến 1757. Từ trước, Nguyễn
Hữu Cảnh đã phác họa về chiến lược đối với sông Cửu
Long, nhưng chính Nguyễn Cư Trinh là người triển khai
cụ thể việc tổ chức bộ máy chính quyền. Nguyễn Cư
Trinh đã liên lạc với Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên, làm thơ
họa 10 cảnh đẹp Phương Thành, trước đó, khi ở Quảng
Ngãi, ông đã soạn bài Sãi Vãi. Ông được phong Tân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.