199
cả phía Nam với cơ ngơi đồ sộ, việc thờ phượng tế lễ
không kém lăng miếu Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu (Sài
Gòn). Người khởi xướng xây đình Nguyễn Hữu Cảnh
tại đây là Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại). Kế tục
sự nghiệp Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Thoại vào
đời Gia Long qua Minh Mạng đã năng nổ tìm phương
án tốt nhất nhằm tổ chức việc di dân lập ấp phía Hậu
Giang, đến vịnh Thái Lan, với hạ tầng cơ sở thiết thực
là đào hai con kinh Thoại Hà và Vĩnh Tế. Con kinh
thứ nhất và con kinh thứ nhì đều nhằm mục đích mở
đường thủy bên hữu ngạn sông Hậu ra biển phía Tây.
Sau này, người Pháp rất khen ngợi Thoại Ngọc Hầu vì
đã qui hoạch đúng về thủy văn, đưa nước lũ từ sông
Hậu ra biển; kinh Vĩnh Tế phía biên giới và kinh Thoại
Hà phía Nam nay mặc nhiên trở thành đường ranh phía
Bắc và phía Nam của khu Tứ Giác. Vì khiêm tốn, nghĩ
đến bước đầu mở cõi của bực tiền bối, Thoại Ngọc Hầu
cho lập đền tại Châu Đốc, chuyện này khiến người đời
sau hiểu lầm rằng Nguyễn Hữu Cảnh đã đi qua sông
Hậu, ngang Châu Đốc. Chẳng qua vì đời Minh Mạng,
trấn Vĩnh Thanh đặt lỵ sở tại Châu Đốc (sông Hậu),
Thoại Ngọc Hầu là Trấn thủ muốn xây cơ ngơi đúng
tầm cỡ ở ngay lỵ sở. Đền thờ ở Châu Đốc là cột mốc
văn hóa quan trọng, sự thờ phượng tồn tại và nâng cấp
là do lòng dân, với sự nhiệt tâm đóng góp của gia đình
họ Lê Công, từ đôi ba thế hệ. “Phú quí sinh lễ nghĩa”,
dòng họ Lê Công khá giả đã yểm trợ cho đình trở nên