SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
nguy nga. Nên ghi nhận công lao của người phủ Vị (gốc
giáo viên, phủ hàm), ông phủ Chấn, người hiếu cổ, đã
giúp đỡ về nội dung. Ngày nay, đọc liễn đối trong đình
ta không nên vội chê khen. Thời Nguyễn Hữu Cảnh làm
sao mở ra ngũ tỉnh, hoặc thất tỉnh (5 tỉnh, 7 tỉnh) ở Nam
Kỳ. Nên hiểu người sau muốn khẳng định 5 trấn thời
Gia Long đầu Minh Mạng thành hình nhờ sách lược của
Nguyễn Hữu Cảnh từ hơn trăm năm trước. Sau khi dẹp
Lê Văn Khôi, Minh Mạng đặt ra 6 tỉnh, nhưng trước
đó, thời Lê Văn Duyệt (Gia Định thành) lại gồm luôn
vùng Bình Thuận (bảy tỉnh). Ở Cồn Tiên, vẫn tôn thờ
Nguyễn Hữu Cảnh.
Riêng về vùng Ông Chưởng, gọi cù lao hoặc Lòng,
vốn là rạch thiên nhiên, chảy cong queo, nước đổ khá
mạnh, hai bên bờ rạch cứ bồi rồi cứ lở ngay từ lúc mà
Nguyễn Hữu Cảnh đã cho quân sĩ trú quân khi về vì
phần lớn mang bệnh dọc đường. Ở vùng Ông Chưởng
dân nhớ ơn Ông, lập đền thờ vì gốc buổi đầu là quân sĩ
mang bệnh, giải ngũ tại chỗ. Thời xưa, dân cư thưa thớt.
Đời Minh Mạng, chỉ thấy suốt con rạch dài khoảng 30
kilômét này có 2 xã Kiến Long, Kiến Thạnh (khoảng
nay là Cái Hố), sau nhập gọi Long Kiến, bấy giờ ngoài
bờ sông Tiền đất tốt, so với trong rạch, lưu dân đến
bờ sông Tiền định cư thảnh thơi hơn. Ngày nay, dân
số quá đông, đến hai hoặc ba lớp nhà chen chúc ven
rạch, ven lộ là do tình hình trước 1945 không lâu, kéo
dài đến 1975 (đồng bào gom lại vì tín ngưỡng, tin vào