SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
hội Long Hoa). Ở đình Châu Đốc bảo lưu tờ sắc phong
năm Minh Mạng thứ 3, vua cho thờ Nguyễn Hữu Cảnh
tại Miếu Hội Đồng ở Gia Định thành (Sài Gòn) nhưng
lưu lạc đến đây.
Trở lại vùng rạch Ông Chưởng. Đời Tự Đức vắng
vẻ, thưa thớt dân cư, bằng cớ là Phật Thầy Đoàn Minh
Huyên và tín đồ đến đó ẩn náu, quan lại ít dòm ngó,
để lập cái thảo am, gọi cốc như hang trên núi, truyền
bá giáo lý nhằm chống sự thoái hóa của thời Tự Đức.
Ông bị tạm giam về tội làm “gian đạo sĩ”, khởi loạn
(Tôi hiểu đây là một dạng Cao Bá Quát ở đồng bằng
sông Hồng, đồng thời). Tại sao suốt thời gian dài đến
khi Pháp đến, các giáo phái đã thu hút tín đồ dễ dàng.
Đây là do bệnh đậu, gọi Trái Trời, nay là dứt tuyệt
nhờ “trồng trái” (tiêm ngừa, rạch ngoài da). Hồi trước
1945, trong 10 người lớn tuổi ở miền quê, thường thấy
đến hai người “mặt rổ”, may ra khi lành bệnh đậu thì
còn vết sẹo tròn và cạn; thời xưa dễ chết, và bịnh hay
lây. Bệnh đậu giết người, nhưng còn hy vọng vì thời
gian chữa trị có thể kéo dài. Giết người nhanh nhất
là bệnh dịch tả, còn gọi thổ tả, thời khí, là dịch. Bấy
giờ, bệnh này khi phát hiện ra thì đã lây lan cả xóm,
do nước không sạch, lắm khi chết trọn cả gia đình,
người hàng xóm đến chôn cất giùm cũng run sợ, vì
lát sau có thể đến lượt mình chết. Thời xưa như thế
nào, không rõ con số, nhưng khi Pháp đến, cuối thế
kỷ XIX, đã có báo cáo tương đối chính xác do viên