203
chức địa phương. Trong dân gian, không lời nguyền
rủa nào độc ác hơn là “đồ ôn hoàng dịch lệ”, “đồ mắc
dịch, mắc toi”. Trong hai tháng 8 và 9 năm 1881, bệnh
hoành hành, riêng tỉnh Cần Thơ thì tổng An Trường
chết 1.243 người, tổng Định Bảo 721 người và Định
Thới 512 người. Ở Châu Đốc, tháng 1 năm 1883, 223
người chết. Y sĩ Baurac ghi trong sách viết từ năm
1894 rằng những năm 1874, 1875, 1877 bệnh thổ tả
hoành hành khắp Nam Kỳ. Năm 1877, quân sĩ Pháp
đóng tại Vĩnh Long, tuy giữ vệ sinh, có 9 bệnh nhân.
Năm 1877 qua cuộc hành quân lên Chân Lạp truy nã
ông hoàng Si Vatha, lính Pháp tử thương có 1, nhưng
bệnh thời khí đã giết 40 người, trong tổng số 200 lính.
Lính Pháp ăn nhậu tại Nam Vang trong 15 tên, bị chết
9 vì bệnh dịch. Ta nhớ ở miền quê, còn vài nơi bày
lễ Tống Gió (bệnh thời khí), pháp sư cầm gươm, mặc
áo giáp, cứ hò hét để đuổi “ôn hoàng dịch lệ”. Trong
văn tế kỳ yên ở đình làng vẫn còn dấu ấn của việc cầu
mong thần thánh xua đuổi bệnh dịch.
Vi trùng bệnh thổ tả được phát hiện trễ nãi vào năm
1884, chắc phải nhiều năm sau mới phổ biến thuốc tiêm
ngừa ở xứ thuộc địa. Người cầm đầu giáo phái, trong
khi tự giới thiệu với dân ở Hậu Giang, thường trổ tài trị
bệnh thời khí, phát bùa, bố thí thuốc dân tộc...
Trở lại vùng rạch Ông Chưởng (sông Tiền). Nguyễn
Hữu Cảnh thắng trận, cho rút quân về vào tháng 4 âm
lịch (1700), đến vàm Ông Chưởng chờ báo tiệp về chúa