205
lầy và sông dài, biển rộng. Dân Việt ở đất cày lên sỏi
đá miền Trung, giỏi thâm canh nhưng biết chuyển
nhanh qua quảng canh, cải tạo chốn đầm lầy, chống
bệnh tật và thú dữ, thay đổi cách làm ăn. Và đã tiếp
cận với biển Đông từ đất Quảng Bình trở vào. Phủ
Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn ghi các chúa Nguyễn
đã đặt đội Hoàng Sa, tuyển 70 dân thủy thủ xã An
Vĩnh, tỉnh Quảng Ngãi ra các hải đảo xa xôi để khai
thác, nộp thuế cho chúa.
Đến vùng đồng bằng phù sa phì nhiêu, Nguyễn Hữu
Cảnh đã gặp ngay cơn giông tố trái mùa, đất sạt lở,
thêm bệnh dịch. Hồi đầu thế kỷ thứ XX, năm Giáp Thìn
(1904) vào mùa nắng đúng ngày 1 tháng 5 dương lịch
mà nước biển dâng lên 4 mét, tàn phá tỉnh Gò Công và
nhiều vùng lân cận đến mức khủng khiếp.
Năm 1997, trận bão lớn nhất của thế kỷ đã thình lình
đổ bộ vào phía mũi Cà Mau, biển Sóc Trăng, Mỹ Tho,
Gò Công... con số thiệt hại khoảng 3.000 người, và bao
nhiêu tàu đánh cá, vào ngày mùng 3 tháng 10 âm lịch,
trong khi những cơn bão ở phía Nam Trung Kỳ thường
xảy ra vào cuối tháng 10 âm lịch. “Ông tha, bà chẳng
tha. Đánh nhau một trận hai mươi ba tháng mười”. Một
bạn già lên Sài Gòn thăm con, nghe báo chí loan tin bèn
vội vã về quê. Vùng Rạch Giá (Kiên Giang) bị thiệt hại
không đáng kể nhưng thảm thiết nhất là ngoài hải đảo
và phía mũi Cà Mau. Người còn sống cứ gạt nước mắt
mà lo đánh bắt cá tôm, chẳng lẽ ngồi chờ! Nhưng khi