SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 204

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

Nguyễn, nhưng đêm 26 tháng ấy – còn mùa nắng, chưa
vào mùa mưa – theo Trịnh Hoài Đức thì “gió mưa tầm
tã, nơi đầu cù lao bị lở có tiếng vang như sấm lớn”, thần
nhân hiện ra, bảo rằng “Tướng quân nên kéo quân về
cho sớm, không nên ở lâu nơi ác địa này”. Ông cười, trả
lời với thần nhân: “Mệnh ta ở trời, há ở đất này đâu?”.
Ông do dự chưa muốn lui quân về Biên Hòa thì quân
sĩ phát bệnh mà ông cũng nhiễm bệnh: hai chân tê bại,
ăn uống không được. Ngày mùng 5 tháng 5 ông cho tổ
chức lễ mùng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ) miễn cưỡng ra dự
tiệc với quân sĩ để khích lệ rồi bị “trúng phong”, thổ
huyết lấy tay áo che không cho quân sĩ thấy. Ngày 14
lúc kéo binh về, ông mất với lời trăn trối: “Ta muốn
nối chí ông cha, hết sức báo nước, ngặt vì số trời có
hạn, chứ há phải sức người làm được đâu?” Ông mang
bệnh gì? Đại Nam Liệt Truyện ghi, chữ Hán: “Hữu
Cảnh tiếu viết: Mạng nãi tại thiên, khởi tại địa da?”.
Và lời than thở sau cùng là “Thiên số hữu hạn, khởi
năng lực năng vi tai”.

Sử gia chép, ta tin như vậy. Nguyễn Hữu Cảnh đã

cười khi trả lời, đại khái chỉ sợ Trời chứ không sợ Đất,
mặc dầu cuộc đất là ác địa.

Đồng bằng sông Cửu Long có phải là nơi “ác địa”

không? Vùng đất này đã nhận chìm nước Phù Nam
một thời hưng thịnh và rạng rỡ. Vùng đất này đã làm
xơ cứng văn hóa của khá nhiều dân tộc chỉ quen canh
tác thâm canh ở vùng cao, xa lánh nơi đất thấp đầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.