307
vị giáo chủ, ông Nguyễn Tấn Đạt, một tín đồ có trách
nhiệm đã viết:
- “Thời trước, Ngô Đình Diệm chủ trương tiêu diệt
tôn giáo, đã thủ tiêu nhiều cao đồ của Đức Thầy, sau
đó là chính sách chia để trị, giáo hội ba phe lo tranh
giành quyền lợi, gây chết chóc lẫn nhau. Đạo bị một số
người lợi dụng hướng vào con đường đi ngược lại với
lợi ích của Tổ quốc, làm hoen ố giáo pháp “Học Phật tu
nhân”, gây nên hậu quả kìm hãm sự phát triển của đạo
trong một thời gian. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo chúng
ta đang có nhiều thuận duyên nên sự phát triển là con
đường tất yếu không thể đảo ngược được”.
Vùng Tây Nam của Tổ quốc, muốn hội nhập để
nghiên cứu, về cơ bản không thể hiểu qua loa về Phật
giáo Hòa Hảo được. Chính người ở đồng bằng còn lắm
khi chưa hiểu bối cảnh khẩn hoang phía biên giới đã
“phán quyết” sơ sài vài nhận xét. Thí dụ như Tứ đại trọng
ân, học Phật tu nhân của Bửu Sơn Kỳ Hương, chẳng
qua là triết lý của Vãn Hứa Sử, một tư liệu vần không
chính thống. Hoặc chỉ nhìn vào khía cạnh nào đó của
vài phần tử lợi dụng đạo, mưu đồ việc riêng.
Thuyết “ngày Tận Thế” để cải cách xã hội hiện tại
không chỉ riêng ở phía đồng bằng xa xôi Nam Bộ. Ở
Ý, phía nam Toscane, năm 1870 xảy ra phong trào
đòi cải cách đạo Thiên Chúa, chống việc công nghiệp
hóa, do giáo chủ Lazzaretti khởi xướng bày ra kiểu
hợp tác hóa nông nghiệp, tu tập với nghi thức riêng.