309
xem như bậc minh triết, phổ biến một dạng tu tại gia,
khăn đen áo dài, tín đồ sống bình thường, không theo
nghi thức phức tạp, chú trọng làm công việc xã hội như
bắc cầu, bồi lộ, lưu tâm vào việc mở phòng y tế, chuyên
về Đông y, chẩn bịnh và hốt thuốc miễn phí (gọi nôm
na phòng thuốc Nam), mở rộng phía Lục tỉnh miền Tây,
miền Trung Nam Bộ. Năm 1947, Ngài rời Sa Đéc rồi
lên Sài Gòn. Buổi đầu, Ngài được nhiều văn nghệ sĩ ái
mộ hoặc thọ phái như cô Bảy Phùng Há, Năm Châu, cô
Năm Phỉ, Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Ba Vân...
Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam tràn đầy sinh
lực phổ biến rải rác nhiều nơi khắp đồng bằng, Sài Gòn,
Vũng Tàu, Tây Nguyên, miền duyên hải Trung Bộ. Ngay
từ năm 1946 đã gây được uy tín ở Sài Gòn, Gia Định, do
tôn sư Minh Đăng Quang, quê Vĩnh Long. Khởi đầu là
việc xây cất Tịnh xá Ngọc Chánh ở Đồng Ông Cộ (nay
là Bình Thạnh). Với uy tín ngày càng lớn, năm 1965,
một nữ phật tử đã hiến cho đoàn Du tăng Khất sĩ vùng
đất rộng ở đường Nguyễn Trung Trực (giữa Bà Chiểu
và Gò Vấp) để lập một Tịnh xá Trung tâm.
Các khất sĩ bên Nam lập ra 5 đoàn, bên Ni cũng lập
5 đoàn, nổi danh trên báo chí là ni sư Huỳnh Liên, thời
chống Mỹ.
Các tăng ni tích cực hoạt động, lấy lòng từ bi làm
đầu. Phải chăng đây là cách tu hành bám sát đồng bào,
không nại gian khổ, nhẫn nhịn như thời đức Thích Ca
còn tại thế? Và đây cũng là sự hài hòa giữa Bắc tông