305
tiêu chính yếu, kẻ thù là thực dân Pháp, ta phải đánh
cụ thể với võ khí.
Chính thức khai đạo vào năm 1939, từ Đoàn Minh
Huyên rao giảng thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương đến Huỳnh
Phú Sổ mở đạo là non một thế kỷ. Quả là một lượn sóng
liên tục từ đời Tự Đức. Theo “Tiền Giảng của Đức Phật
thầy Tân An” ghi hồi đời Tự Đức, lúc còn trai trẻ, Phật
thầy Tây An đã từng giảng đạo ở Gò Công, rồi Mỏ Cày,
Ba Vác (Bến Tre), Trà Vinh, Cần Chông, Sóc Trăng,
Đại Ngãi, Giồng Riềng (Rạch Giá), Bạc Liêu, Cà Mau,
Cù Là, Tà Niên, Núi Sập, Ba Thê, rồi Bảy Núi, Long
Xuyên (Mạc Cần Dưng). Nơi nào thầy cũng gieo được
cảm tình, sống với từng lớp nông dân nghèo, phát bùa,
trị bệnh. Tóm lại, trong tình hình kinh tế nông nghiệp
rệu rã thời Tự Đức, thầy đã bám vào số người bất hạnh
ở “vùng sâu vùng xa”.
Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ năm 1939 cũng khơi dậy
thuyết Long Hoa, ngày Tận Thế. Ông được tín đồ sùng
bái nhiệt liệt ở các tỉnh miền Tây. Ông có tài hùng biện,
lời lẽ hợp với cảm quan của đông đảo nông dân, xuất
khẩu thành thơ, tuy đơn giản mà có “ý gẫm” sâu xa,
dám đối diện trực tiếp với tình hình chính trị, không
tránh né. Gọi đạo Hòa Hảo, tên làng mà đức Huỳnh
giáo chủ cư ngụ.
Cảnh Tiên (húy chữ Cảnh được gọi là Kiểng Tiên)
là trung tâm của Thánh Địa, là núi Cấm. Thuyết Tứ Ân
được cụ thể hóa, với lá cờ màu dà (đà). Lời cầu nguyện