SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 304

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

những chùa miễu, cổ kính giữa bối cảnh khá đẹp có thể
làm điểm du lịch văn hóa. Vào mùa lũ, đồi núi ở ven
khu Tứ giác trông như những hòn đảo với chiều cao tâm
linh, giữa biển lúa bao la.

Tu hành theo pháp “vô vi” nhưng đạo Tứ Ân lại

phô trương, bày ra nhiều lễ lạc gọi ngày vía, ngày “làm
chay” để che mắt chính quyền, người yêu nước có thể
tụ tập dễ dàng, xem như cuộc hành hương đầy mê tín,
che mắt thực dân.

Ngô Lợi (được tôn là Đức bổn sư) mất vào khoảng

trước năm 1900. Kế tiếp, một “chuyển kiếp” của Phật
thầy Tây An ra đời, theo kinh Vĩnh Tế, dùng sấm truyền
có vần có điệu (gọi vãn) rao giảng về cuộc “đổi đời”,
khuyên ai nấy ăn hiền ở lành, chờ được cứu rỗi khi
ngày Tận Thế sẽ đến, việc này phù hợp trong nét lớn
với sấm giảng của Đức bổn sư Ngô Lợi lúc trước. Dân
gian gọi ông Sư Vải bán khoai, nhưng một đôi năm sau
ông mất dạng. Trong khoảng thời gian tương đối dài,
đồng bào khẩn hoang ở phía Tây Nam, nhất là vùng
quanh Thất Sơn như nôn nóng chờ đợi. Tình hình thế
giới biến chuyển nhanh nhất là chế độ thực dân càng
bất lực trước sự bần cùng hóa của người lao động. Cuộc
khởi binh của ông đạo Tưởng ở Tân Châu, tuy là tự
xưng Minh chúa cứu đời, bị đàn áp quá nhanh không
thuyết phục được ai; chỉ là chuyện nhỏ ở một quận lỵ.
Một vị hoạt Phật khác được chờ đón, để giải quyết sự
khủng hoảng về tín ngưỡng. Chống ngoại xâm là mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.