303
tế nông nghiệp tự túc. Ta hiểu đây là dạng mật khu, với
đường lối như bất bạo động. Thực dân theo dõi, chỉ thấy
những nông dân làm ruộng, cuốc rẫy để khẩn hoang,
không có võ trang nên bỏ qua, và đồng ý cho hợp thức
hóa đôi ba xã mới thành lập mà thành phần là những
nông dân rải rác khắp các tỉnh Nam Kỳ, nhiều nhất là
Mỹ Tho, Gò Công, Cần Thơ, Long Xuyên, luôn vùng
Tây Ninh, Sài Gòn cũng có người qui tụ về. Vùng núi
Tượng được thêm số nghĩa dân, các chiến sĩ thời Thủ
khoa Huân, Nguyễn Trung Trực gom lại. Lại thêm một
số tù chính trị mãn hạn mà thực dân bắt bớ từ trước.
Núi Tượng được tôn kính như một kinh đô nhỏ, chờ đón
rước những sứ giả của vua Hàm Nghi vừa ra khỏi thành
Huế, phát động phong trào Cần Vương. Tương truyền
rằng vài tháng sau vụ xuất bôn của vua Hàm Nghi, một
sứ giả đã đến Bảy Núi, để lại bài thơ ngậm ngùi, ngụ ý
vua chẳng vào Nam mà đang vào chiến khu miền núi,
phía bắc kinh đô Huế, đừng chờ đợi!
Pháp mở cuộc hành quân dọc biên giới, đề phòng
những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương liên lạc với nghĩa
quân người Khơme bên kia kinh Vĩnh Tế. Chúng giải
tán làng mạc vùng núi Tượng, bắt buộc dân xuống tàu
trở về quê cũ. Nhưng tín đồ vẫn trở lại, gìn giữ lòng yêu
nước, thế hệ sau đã tích cực kháng Pháp, qua chống Mỹ.
Phong trào nói trên còn dấu ấn sâu đậm. Vùng núi
Tượng với đạo Tứ Ân của Ngô Lợi là kiểu khẩn hoang
độc đáo ở nơi khó định cư, vùng biên giới. Nay còn