45
su. Mặc khác, cuộc triển lãm này nhằm đánh vào tâm
lý giới quan lại và dân quê Việt Nam chưa hiểu công
nghiệp là gì.
Mặt bằng chiếm phía sau nhà Bảo tàng lịch sử trong
Thảo Cầm Viên ngày nay, nhìn ra bờ rạch Thị Nghè.
Cửa vào là đường Nguyễn Thị Minh Khai, bên trong có
dãy nhà lợp ngói, thêm ngôi nhà không vách, làm nơi
trưng bày. Ngày nay, mô tả lại thì thấy thô sơ, nhưng
cách đây non 130 năm thì quả là biến cố lớn. Bấy giờ
công nghiệp bên châu Âu đã phát triển so với xứ lạc
hậu như Việt Nam, nhưng còn thô sơ, cụ thể là chưa có
ô-tô, xe đạp, nói chi đến điện thoại, máy bay!
Dân chúng đổ xô về hội chợ, đa số đi bộ, những con
đường chính yếu của Sài Gòn còn trải đá đỏ (đá ong),
rải rác ổ gà, bên đường còn cây cau, cây dừa, nhà lá thì
nhiều (đường nay là Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu,
Tôn Đức Thắng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...). Vênh váo nhất
là mấy chú lính người Việt vừa được thực dân tuyển
mộ, mặc đồng phục vải kaki (vải cứng, màu vàng), đội
kiểu nón hình nón lá nhưng bọc vải kaki, trên đỉnh có
mũi nhọn bằng đồng. Người khá giả mặc áo the, khăn
đen, tay cắp cây dù (ô) kiểu mới nhập. Vài người Pháp
vừa qua Sài Gòn mặc y phục vải kaki màu trắng, đội
kiểu nón “chống nắng” bây giờ hãy còn nhưng cải tiến
lại. Bấy giờ, vành nón to hơn, che lấp phía sau gáy.
Người Âu rất sợ ánh nắng xứ nhiệt đới, rủi nắng buổi
xế chiều đập vào gáy thì có thể ngất xỉu lập tức. Màu