SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 44

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

Con đường Hai Bà Trưng, đường Lý Tự Trọng cũng
được nâng cấp. Nhưng con đường huyết mạch của Sài
Gòn xưa vẫn là đường nay là Nguyễn Thị Minh Khai.
Thuở xưa, đường này chia đôi thành Phiên An của Sài
Gòn, thời Lê Văn Duyệt. Một đầu đường ăn vào Chợ
Lớn, đến Mỹ Tho, gần trùng lặp với quốc lộ 1 ngày
nay, trên giồng đất cao. Đầu kia nối vào đường Thiên
Lý. Gọi Thiên Lý vì quá dài, ra Huế rồi đến Hà Nội.
Đường ngày xưa nhỏ bé, dành riêng cho phu trạm đưa
công văn, chạy ngựa. Hoặc dành cho các quan nằm võng
(kiệu) với người phu thay phiên nhau khiêng, đổi người
phu khi đến trạm khác. Đường Thiên Lý, nay là đường
Nguyễn Thị Minh Khai ăn đến rạch Thị Nghè, qua cầu,
đến Bình Quới, qua bến đò Bình Quới (nay khu Du lịch)
lên Biên Hòa. Vị trí Thảo Cầm Viên ngày nay đã một
thời sôi động được người Pháp tận dụng mặt bằng để
làm hội chợ Triển lãm kinh tế cách đây non 130 năm.

Bấy giờ, ba tỉnh miền Tây còn là khu vực do triều

đình Huế kiểm soát, do Phan Thanh Giản đứng đầu. Bên
Pháp, đang nổi lên dư luận phản đối chiến tranh, đoán
chừng thuộc địa Nam Kỳ là nơi không xứng đáng để
cho nước Pháp chịu hao binh tổn tướng nơi xứ lạ quê
người. Ngân sách của Pháp không dư để tài trợ dài hạn
cho cuộc xâm lăng, còn lâu mới đem về lợi tức cụ thể.
Nhưng cánh thực dân phản đối lại, khẳng định tương lai
của Nam Kỳ đầy hứa hẹn, giàu tiềm năng về lúa gạo,
đậu bắp. Chúng chưa thấy nguồn lợi về hải sản, cây cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.