SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
thuộc địa. Ông ta ra lịnh cho hải quân ở Sài Gòn đánh
Vĩnh Long, năm 1867.
*
* *
Người Pháp đặt cơ sở để chiếm cứ lâu dài cả nước
ta, lấy Sài Gòn làm bàn đạp. Vì vậy, họ lo ưu tiên về
công tác mà nay gọi là “cơ sở hạ tầng”.
Con đường bộ nối Sài Gòn vào Chợ Lớn quan
trọng nhất thời xưa vẫn là đường nay gọi Nguyễn Trãi.
Nối từ Gò Vấp (vành đai xanh) xuống Sài Gòn là Lê
Quang Định. Ngày nay, ta có thể nhìn hình dáng mà
phỏng đoán:
- Đường nào còn vài đoạn cong queo là đường xưa.
Vì đi bộ và dùng xe bò, đồng bào ta không cần thiết
kế những con đường ngay thẳng để tiết kiệm sức khỏe
của người hoặc của ngựa, bò. Cần tránh những nơi quá
cao, cứ đi vòng quanh những giồng đất. Trên đường
Nguyễn Trãi, góc Tôn Thất Tùng (nhà thờ Huyện Sĩ)
hãy còn khúc quanh, bên giồng đất cao thời xưa, nay
là nền nhà thờ.
- Đường trồng cây me là đường xưa, do người Pháp
khi mới đến mở ra. Về sau, nhiều cây me quá già bị đốn
hoặc giông bão làm trốc gốc, trồng cây khác thay thế.
Đã có cuộc tranh cãi giữa người Pháp: cây me trông
xinh đẹp nhưng tàng lá quá rậm. Dứt cơn mưa to rồi
mà vài mươi phút sau, nước mưa đọng trên lá vẫn còn