SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
Máy bay có mặt vào năm 1910, do nhóm sĩ quan
quân đội Pháp mua bộ phận rời, đem về Sài Gòn ráp lại
rồi cho bay thử tại bãi của trường đua ngựa. Dân chúng
kéo tới xem khá đông: Kiểu máy bay nhỏ, thiết bị cánh
trên và cánh dưới, với những sợi dây chằng chịt. Người
xem có thể thấy trọn thân hình người lái. Phải đốt khói
để làm chuẩn chỗ đáp xuống, bay vòng quanh, khỏi
Chợ Lớn là trở lại.
Năm 1888, kiểu xe kéo được du nhập từ Nhật đưa
qua Sài Gòn, nhưng thô kệch so với kiểu xe bên Nhật.
Bánh xe khá to, phía trước là hai cái gọng dành cho
người phu nắm vào xe mà kéo, chạy bộ chậm chậm,
đều bước, phí phạm sức khỏe, lắm khi chạy một mạch
cả 10 ki-lô-mét. Gọi mỉa mai thân phận người phu là
“ngựa người”, đa số phu xe sau khi kéo vài năm là
vướng bịnh ho lao.
Với mức sản xuất gia tăng, cải tiến nhanh về kỹ thuật,
bày ra xe ô-tô đưa khách. Đường sá mở rộng hơn, đến
khoảng năm 1914, bến nhà Mỹ Thuận qua sông Tiền
thành hình, qua các tỉnh phía Tây, đến Cà Mau. Thoạt
tiên vì giá vé quá cao, lại sợ tai nạn nên ít người đi;
đường thủy vẫn là chính yếu, người đi tàu thủy có thể
mang theo nhiều hành lý và hàng hóa hơn.
Đáng lưu ý: Kiểu xích-lô đạp ngày nay là sáng kiến
lớn, có từ nửa thế kỷ do người Pháp là Cupô bày ra,
lần hồi cải tiến vài chi tiết nhỏ. Người đạp được khỏe
khoắn hơn, nhưng điều bất lợi là xe không vững cho