SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
Công ty tư nhân đảm nhận đường thủy liên lạc từ
Sài Gòn đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Có tuyến đi Biên Hòa,
ra Nhà Bè rồi ngược dòng Đồng Nai, hoặc đi Tây Ninh,
vì thị xã Tây Ninh nằm ở ven sông Vàm Cỏ Đông. Mỗi
tháng có tám chuyến đi tận Nông Pênh, theo sông Tiền
(Cửu Long) và sông Hậu, ghé Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa
Đéc, Châu Đốc, Công ty tàu thủy (gọi tàu Lục Tỉnh, tàu
Nam Vang) thâu lợi to, nhằm chuyên chở thư từ, công
văn, nhân viên nhà nước và lính đi công vụ, với giá cao.
Lộ trình bấy giờ là vào rạch Bến Nghé, đến Chợ Lớn,
xuống Cần Giuộc, hoặc ra biển trở vào Mỹ Tho. Hành
trình này giải thích tại sao phía Chợ Lớn đa số cầu thời
xưa bắc qua rạch Bến Nghé đều đặt trên những mống
thật cao, có bậc thang cho người đi đường lên xuống.
Nếu không có mống cao thì phải theo kỹ thuật “cầu
quay”, dầm cầu có thể di động, nâng lên, hoặc xoay
tròn, chừa khoảng trống cho chiếc tàu có ống khói khá
cao chạy qua dễ dàng. Bấy giờ, vì chưa dùng xe đạp,
chưa có ô-tô nên hành khách đi bộ lên rồi xuống bực
thang ở hai mống cầu, nhịp sống không quá nhanh như
ngày nay. Thời xưa ấy, cầu Nguyễn Tất Thành qua bến
Nhà Rồng còn gọi cầu quay (theo nghĩa quay một phần
tư vòng). Kề bên là Cầu Mống, nay còn ở đầu đường
Pasteur đặt trên bậc cao, với nhiều bậc thang. Công ty
tàu thủy về sau mở thêm dịch vụ sửa chữa tàu thủy, thêm
tuyến đi đường biển ra Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Hương Cảng, sau khi Trung Bộ và Bắc Bộ nước ta bị