SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 52

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

giếng là gặp. Phía Chợ Lớn, đầu đường Ngô Quyền, khu
vực An Điềm (nay còn tên đường) có miệng giếng độc
đáo, được sử gọi Tấn Tỉnh. Ngay trong lòng rạch Bến
Nghé, đường vào Chợ Lớn, mạch nước ngọt từ đáy rạch
tuôn trào lên, xoáy tròn giữa bốn bề nước mặn, hoặc
nước lợ. Đồng bào đắp bờ bốn bên, khoanh vùng, múc
nước bên trong mà dùng. Mạch này không còn sử dụng
từ lâu vì đã có nước máy, hơn nữa, nếu ghe thuyền múc
nước đến quanh miệng giếng thì cản trở lưu thông. Lại
còn giếng Hộc (có lẽ miệng giếng được gia cố, hình
vuông), giếng Tân Hóa (gần bên Cầu Tre). Đầm ao thiên
nhiên khá nhiều, như Đầm Sen (nay được nâng cấp),
Bàu Sen (ở Chợ Quán nay không còn). Bàu Tròn ở vị
trí hồ Kỳ Hòa ngày nay.

Phía trung tâm Sài Gòn, ban đầu người Pháp khoan

vài miệng giếng, bên hông nhà thờ Đức Bà, phía khu
vực công viên trồng cây sao, lần hồi thấy nhỏ bé, bèn bỏ
phế. Nay phía trước Sở Ngoại vụ, ta còn gặp dấu ấn xa
xưa ấy với cái nắp đúc bằng gang, hình tròn, giếng đã
bị đất cát lấp, thiết tưởng nên bảo lưu, làm kỷ niệm, vì
xưa hơn trăm năm. Sau đó, đào thêm mạch giếng phía
Phú Thọ (đường Lý Thường Kiệt, góc đường Ba Tháng
Hai, phía trường đua) nay còn hoạt động.

Lại khoan thêm giếng phía Tân Sơn Nhất, gặp mạch

nước dồi dào. Về sau, lại chủ trương lập một đài nước
to, và những đài phụ. Đài trung ương ở ngay vị trí hồ
Con Rùa, đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay, hồ nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.