SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 51

51

Cuộc tranh cãi giữa “đường bộ, đường thủy” kéo dài

mãi trong vòng 20 năm. Con đường Nguyễn Huệ, nay
xứng đáng gọi là đại lộ trước khi Pháp đến là kinh Chợ
Vải, bán tơ lụa hàng vải, ăn từ đường Lê Lợi, trước Ủy
ban nhân dân thành phố ngày nay đến sông Sài Gòn. Sau
19 năm tranh cãi, đến năm 1887, toàn thể con kinh này
mới lấp xong; trước đó, lấp từng đoạn vì phía trường
Ngân hàng (gần bên Tòa án nhân dân quận 1) vẫn còn
nhà lồng của Chợ Cũ. Chợ Bến Thành Sài Gòn thời
Tự Đức bị giải tỏa sau khi Pháp đến, để mé sông được
thoáng mát, phải dời về đây, trong kiểu lán trại cột sắt,
lợp ngói, không vách, suốt ngày khách ra vào dập dìu,
hàng hóa đưa vào chợ theo đường thủy, nhờ con kinh
Chợ Vải này. Nơi đầu đường Ngô Đức Kế ngày nay
người Pháp bắc nhiều cầu sắt để qua lại dễ dàng. Người
lớn tuổi gọi đây là đường Kinh Lấp...

Trước đó, đã cương quyết lấp đường Hàm Nghi,

đường Pasteur. Đường Lê Lợi là con rạch chảy thẳng
xuyên qua Thảo Cầm Viên.

Đường vào Chợ Lớn, ta gặp rạch Cầu Kho, rạch Bà

Tiệm, Bà Đô... Đến năm 1917, giữa Đệ nhất thế chiến
mới lấp lại, xây dựng con đường Trần Hưng Đạo. Đường
Châu Văn Liêm, đường Hải Thượng Lãn Ông cũng là
con rạch, về sau lấp lại.

Vấn đề nước sạch lần hồi khó giải quyết vì dân số

ngày càng đông. Trong mươi năm đầu khi Pháp chiếm
đóng, ở vùng đất cao Sài Gòn, có mạch nước tốt, đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.