55
mất. Xưởng sửa chữa và đóng tàu này chỉ kém sở Ba
Son, nay còn ở địa điểm xưa, gọi hãng Caric.
Đáng chú ý là những chuyến từ Nông Pênh (Nam
Vang) khi trở về Sài Gòn chở lúa gạo, bò thịt để xuất
khẩu qua Philíppin.
Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho mở ra, với tham vọng
không bao giờ thành đạt là nối lên tận Nông Pênh. Đoạn
đường 70 kí-lô-mét này khánh thành năm 1883, gây sự
ngạc nhiên cho nông dân hai bên đường. Đầu tàu hỏa
sơn đen, phun khói vì chạy với nồi hơi nước, chụm than
đá, kéo theo nhiều toa chở hành khách. Quả là con thú
dữ, cứ gào thét, đòi ăn thịt người, có “cô hồn” như đồng
bào bàn tán vào buổi xưa, xưa lắm rồi! Đường sắt này
sau 1954 đã tháo gỡ vì thua lỗ.
Về di chuyển trong khu vực nhỏ, năm 1882 mở đường
xe lửa từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, rồi Sài Gòn đi Bà Chiểu
(Gia Định) đi tận Gò Vấp, Hóc Môn, Lái Thiêu; đầu
máy chạy sức hơi nước, năm 1913, đổi ra chạy sức điện,
nên gọi xe điện. Xe ô-tô đưa qua Sài Gòn hồi đầu thế
kỷ, mấy chiếc đầu tiên lãnh thầu chở công văn đi Tây
Ninh, đi Biên Hòa (1903).
Vườn nay là Tao Đàn thành lập năm 1900, trước là
nơi hóng mát cho người Âu, lần hồi trở thành khu thể
thao giải trí cho người Âu. Năm 1906, tại đây bày cuộc
thi lái xe ô-tô, bấy giờ đã du nhập thêm. Cho xe chạy
quanh quẹo, dọc theo lộ trình dựng hình nộm của lính
cảnh sát, người đàn bà đi chợ, người Ấn Độ, không đụng
vào làm ngã là thắng điểm.