59
Máy (năm 1906) đường Nguyễn Thị Minh Khai; hai
năm sau (1908), dời đến đường Huỳnh Thúc Kháng,
nay hãy còn (nay là trường kỹ thuật Cao Thắng - BTV).
Về giải trí, người Pháp thích ăn uống ở tửu quán,
ngồi đến nửa đêm mà đọc báo, thụt banh bi-da, đánh
bài. Vì thời tiết nóng nực, lại nhớ quê xứ, họ thích dạo
phố lúc rảnh rang. Giới sang trọng mướn phòng trọ ở
khách sạn Continental nay hãy còn (thành hình từ 1885).
Mỗi chiều, “ông Tây bà Đầm” rủ nhau dạo chơi mé sông
Sài Gòn để hóng mát, gần cột cờ Thủ Ngữ, đối diện bến
Nhà Rồng. Họ uống rượu, tán dóc, bàn chuyện làm ăn,
bấy giờ người Việt thuộc giới trung lưu khó đến gần.
Ngày chủ nhật, người Pháp dạo chơi trên xe song mã ra
ngoại ô, từ Sài Gòn qua cầu Thị Nghè, đến Hàng Sanh,
phía Gia Định (đường Bạch Đằng), qua lăng Cha Cả
(theo đường Phan Đăng Lưu) rồi Hoàng Văn Thụ, đổ
xuống Lý Thường Kiệt, trở về Sài Gòn. Dọc đường, họ
tha hồ ngắm cảnh đồng quê, với ruộng rẫy. Giới khá giả
hơn thì lên Dĩ An, Thủ Đức để săn nai, heo rừng, thỉnh
thoảng săn được cọp.
Vùng nội thành bấy giờ nhỏ bé, quanh quẩn vùng
Đồng Khởi, nhà thờ Đức Bà, như một xã, viên xã trưởng
người Pháp, dân gian quen gọi xã Tây. Vùng phụ cận
như Tân Định, Cầu Bông, Cầu Ông Lãnh, đường Phạm
Ngũ Lão ngày nay lên chợ Thái Bình, đường Ngô Gia
Tự, vùng Chợ Đũi là làng, vì vậy vẫn còn giữ đình làng.
Năm 1885, dân số thêm đông đặt ra tỉnh Gia Định lấy